Monday, February 18, 2019

Lý luận cơ bản về thị trường chứng khoán

Lý luận cơ bản về thị trường chứng khoán nhằm phân tích những kinh nghiệm quốc tế để vận dụng vào thị trường chứng khoán Việt Nam, đưa ra những đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật của Việt Nam về địa vị pháp lý nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng kho.

1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về thị trường chứng khoán 

1.1. Khái niệm thị trường chứng khoán

Do sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về tích vốn trong xã hội tăng lên và trở nên đa dạng, phong phú. Người thì cần vốn cho mục đích tiêu dùng hay đầu tư, người thì có vốn nhàn rỗi muốn cho vay để sinh lời. Đầu tiên, họ tìm gặp nhau trực tiếp trên cơ sở quen biết, tuy nhiên sau đó, khi cung cầu vốn không ngừng tăng lên thì hình thức vay, cho vay trực tiếp dựa trên quan hệ quen biết không đáp ứng được. Vì vậy cần phải có một thị trường cho cung và cầu gặp nhau, đáp ứng các nhu cầu tài chính của nhau – Đó là thị trường tài chính. Thông qua thị trường tài chính, nhiều khoản vốn nhàn rỗi được huy động vào tiêu dùng, đầu tư, tạo đòn bẩy cho phát triển kinh tế.

Ban đầu nhu cầu vốn cũng như tiết kiệm trong dân chưa cao và nhu cầu về vốn chủ yếu là vốn ngắn hạn. Theo thời gian, sự phát triển kinh tế, nhu cầu về vốn dài hạn cho đầu tư phát triển ngày càng cao. Chính vì vậy, thị trường vốn đã ra đời để đáp ứng các nhu cầu này. Để huy động được vốn dài hạn, bên cạnh việc đi vay ngân hàng thông qua hình thức tài chính gián tiếp, Chính phủ và doanh nghiệp còn huy động vốn thông qua hình thức phát hành chứng khoán. Khi một bộ phận các chứng khoán có giá trị nhất định được phát hành, thì xuất hiện nhu cầu mua, bán chứng khoán. Và đây chính là sự ra đời của Thị trường chứng khoán với tư cách là một bộ phận của Thị trường vốn nhằm đáp ứng nhu cầu mua, bán và trao đổi chứng khoán các loại.

Hiện nay có rất nhiều quan điểm về thị trường chứng khoán, có quan điểm cho rằng thị trường chứng khoán đồng nghĩa với thị trường vốn, có quan điểm cho rằng thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường vốn, có quan điểm cho rằng thị trường chứng khoán là giao giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ. Nhưng nhìn chung có thể dẫn ra một khái niệm có tính phổ biến nhất như sau: Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch trao đổi các loại chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. Việc mua bán được tiến hành ở hai thị trường sơ cấp và thứ cấp. Do vậy thị trường chứng khoán là nơi chứng khoán được phát hành và trao đổi.

Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng của thị trường vốn, hoạt động của nó nhằm huy động những nguồn vốn tiết kiệm nhỏ trong xã hội tập trung thành nguồn vốn lớn tài trợ cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và Chính phủ để phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế hay cho các dự án đầu tư.

Đặc điểm chủ yếu của thị trường chứng khoán được thể hiện như sau:

  Được đặc trưng bởi hình thức tài chính trực tiếp, người cần vốn và người cung cấp vốn đều trực tiếp tham gia thị trường, giữa họ không có trung gian tài chính;

 Là thị trường gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Mọi người đều tự do tham gia vào thị trường. Không có sự áp đặt giá cả trên thị trường chứng khoán, mà giá cả ở đây được hình thành dựa trên quan hệ cung – cầu;

  Về cơ bản là một thị trường liên tục, sau khi các chứng khoán được phát hành trên thị trường sơ cấp, nó có thể được mua đi bán lại nhiều lần trên thị trường thứ cấp. Thị trường chứng khoán đảm bảo cho các nhà đầu tư có thể chuyển chứng khoán của họ thành tiền mặt bất cứ lúc nào họ muốn.

1.2. Chức năng cơ bản của thị trường chứng khoán

Thứ nhất, huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế

Sự hoạt động của thị trường chứng khoán tạo ra một cơ chế chuyển các nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu. Thị trường chứng khoán cung cấp phương tiện huy động số vốn nhàn rỗi trong dân cư cho các doanh nghiệp sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất mới…

Chức năng này được thực hiện khi công ty phát hành chứng khoán và công chúng mua chứng khoán. Nhờ vào hoạt động của thị trường mà doanh nghiệp có thể huy động được một số lượng vốn đầu tư dài hạn. Khi mua chứng khoán do các công ty

phát hành, số tiền nhàn rỗi của các nhà đầu tư đã được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Trong quá trình này, thị trường chứng khoán đã có những tác động quan trọng trong việc đẩy mạnh việc phát triển nền kinh tế quốc dân bằng cách hỗ trợ các hoạt động đầu tư dài hạn của doanh nghiệp.

Thông qua thị trường chứng khoán, Chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội.

Thứ hai, chức năng cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán TTCK là nơi các chứng khoán được mua bán, trao đổi, bởi vậy nhờ các

chứng khoán các nhà đầu tư có thể dễ dàng chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền hay các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản (khả năng chuyển đổi thành tiền) là một trong những yếu tố quyết định tính hấp dẫn của chứng khoán đối với các nhà đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt của chứng khoán. Chức năng cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán là chức năng quan trọng đảm bảo cho thị trường chứng khoán hoạt động một cách năng động và có hiệu quả.

Thứ ba, chức năng đánh giá giá trị của doanh nghiệp và tình hình kinh tế TTCK là nơi đánh giá giá trị của doanh nghiệp và tình hình của cả nền kinh

tế một cách tổng hợp và chính xác thông qua chỉ số giá chứng khoán trên thị trường. Từ đó tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm.

Thứ tư, giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô

TTCK là nơi cung và cầu vốn dài hạn gặp nhau. Trên thị trường chứng khoán, giá cả các chứng khoán phản ánh sự phát triển các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung, các giá chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang được mở rộng, nền kinh tế đang tăng trưởng và ngược lại khi giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Chính vì vậy, thị trường chứng khoán được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua thị trường chứng khoán, chính phủ có thể mua và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào thị trường chứng khoán nhằm định hướng đầu tư đảm bảo sự phát triển cân đối của nền kinh tế.

1.3. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán

1.3.1. Nhà phát hành

Chủ thể phát hành là người cung cấp các chứng khoán – hàng hóa của thị trường chứng khoán. Các chủ thể phát hành bao gồm: Chính phủ, các doanh nghiệp và một số tổ chức khác như: Quỹ đầu tư, tổ chức tài chính trung gian…

  Chính phủ và chính quyền địa phương là chủ thể chủ yếu phát hành các chứng khoán nợ như: Trái phiếu Chính phủ; trái phiếu địa phương; trái phiếu công trình; tín phiếu kho bạc.

 Công ty là chủ thể phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty.

 Các tổ chức tài chính là chủ thể phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu, chứng chỉ hưởng thụ… phục vụ cho mục tiêu huy động vốn và phù hợp với đặc thù hoạt động của họ theo luật định.

1.3.2. Nhà đầu tư

Chủ thể đầu tư là những người có tiền, thực hiện việc mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán để tìm kiếm lợi nhuận. Nhà đầu tư có thể được chia thành hai loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức.

       Nhà đầu tư cá nhân là những cá nhân tham gia mua bán chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Những nhà đầu tư này có vốn nhàn rỗi tạm thời muốn

đầu tư để kiếm lời. Khi nền kinh tế còn yếu kém thì các nhà đầu tư thường đưa vốn của mình vào những lĩnh vực an toàn. Nhưng khi nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng tốt thì các nhà đầu tư cá nhân lại thường chọn thị trường chứng khoán để đầu tư, vì thị trường chứng khoán phản ánh sự tăng trưởng kinh tế, qua đó các nhà đầu tư có thể thu được khoản lợi từ sự tăng trưởng kinh tế thông qua việc đầu tư vào thị trường chứng khoán.

       Các nhà đầu tư có tổ chức là các định chế đầu tư, thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường. Một số nhà đầu tư chuyên nghiệp

chính trên thị trường chứng khoán là các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty đầu tư, các công ty bảo hiểm, quỹ tương hỗ, các quỹ lương hưu và các quỹ bảo hiểm xã hội khác. Đầu tư thông qua các tổ chức đầu tư có ưu điểm là đa dạng hoá danh mục đầu tư và các quyết định đầu tư được thực hiện bởi các chuyên gia có chuyên môn và có kinh nghiệm.

1.3.3.  Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán

Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán gồm có:

  Công ty chứng khoán là công ty cổ phần hoặc công ty TNHH được thành lập, hoạt động theo Luật chứng khoán và các quy định khác của pháp luật để thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán theo giấy phép do Ủy ban chứng khoán nhà nước cấp. Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán gồm có: Bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán.

 Quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư với mục đích kiếm lợi nhuận từ việc đầu tư vào chứng khoán hoặc các dạng tài sản đầu

tư khác, kể cả bất động sản, trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ. Có 4 loại quỹ đầu tư chứng khoán là: Quỹ đại chúng là quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng; Quỹ thành viên là quỹ đầu tư chứng khoán có số thành viên tham gia góp vốn không vượt quá ba mươi thành viên và chỉ bao gồm thành viên là pháp nhân; Quỹ mở là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng phải được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư; Quỹ đóng là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng không được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư.[7]

  Các tổ chức tài chính trung gian là các tổ chức tài chính thực hiện chức

năng dẫn vốn từ người có vốn tới người cần vốn. Tuy nhiên không như dạng tài chính trực tiếp người cần vốn và người có vốn trao đổi trực tiếp với nhau ở thị trường tài chính, các trung gian tài chính thực hiện sự dẫn vốn thông qua một cầu nối nghĩa là người cần vốn muốn có được vốn phải thông qua người thứ ba, đó chính là các tổ chức tài chính gián tiếp hay các tổ chức tài chính trung gian. Các tổ chức tài chính trung gian có thể là các ngân hàng, các hiệp hội cho vay, các liên

hiệp tín dụng, các công ty bảo hiểm, các công ty tài chính [23]. Các tổ chức tài chính trung gian gồm có: Ngân hàng thương mại, quỹ trợ cấp, công ty tài chính, công ty bảo hiểm. Quỹ đầu tư chứng khoán và công ty chứng khoán cũng là một trong những tổ chức tài chính trung gian.

1.3.4. Các tổ chức liên quan đến chứng khoán

Cơ quan quản lý và giám sát hoạt động TTCK

Cơ quan quản lý Nhà nước về TTCK do chính phủ của các nước thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư và đảm bảo cho thị trường chứng khoán hoạt động lành mạnh, an toàn và phát triển bền vững. Tuy nhiên, mô hình về cơ quan quản lý Nhà nước đối với thị trường chứng khoán ở các nước đều có những điểm khác nhau. Nhìn nhận khái quát có thể thấy có hai mô hình về cơ quan quản lý Nhà nước đối với thị trường chứng khoán: Một số nước giao trách nhiệm chủ yếu quản lý về mặt Nhà nước đối với thị trường chứng khoán cho một Bộ của Chính phủ như ở Nhật Bản, Hàn Quốc… trách nhiệm này được giao cho Bộ Tài chính; một số nước thành lập cơ quan độc lập trực thuộc Chính phủ như ở Mỹ có Uỷ ban chứng khoán và giao dịch.

Sở giao dịch chứng khoán

Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) là trung tâm giao dịch có tổ chức để giao dịch các chứng khoán được niêm yết. SGDCK thực hiện vận hành thị trường thông qua bộ máy tổ chức bao gồm nhiều bộ phận khác nhau phục vụ các hoạt động trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra, SGDCK cũng ban hành những quy định điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng khoán ở Sở, phù hợp với các quy định luật pháp về chứng khoán và giao dịch chứng khoán.

Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán

Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là tổ chức tự quản của các công ty chứng khoán và một số thành viên khác hoạt động trong ngành chứng khoán, được thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích cho các thành viên và các nhà đầu tư trên thị trường.

Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán thường là một tổ chức tự quản, thực hiện một số chức năng sau:

       Đào tạo, nghiên cứu trong lĩnh vực chứng khoán.

       Khuyến khích hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán.

       Ban hành và thực hiện các quy tắc tự điều hành trên cơ sở các quy định pháp luật về chứng khoán hiện hành.

       Giải quyết tranh chấp giữa các thành viên.

       Tiêu chuẩn hoá các nguyên tắc và thông lệ trong ngành chứng khoán.

       Hợp tác với chính phủ và các cơ quan khác để giải quyết các vấn đề có

tác động đến hoạt động kinh doanh chứng khoán.

Tổ chức lƣu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán

Là tổ chức nhận lưu giữ các chứng khoán và tiến hành các nghiệp vụ thanh toán bù trừ cho các giao dịch chứng khoán. Các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán đáp ứng đủ điều kiện của Uỷ ban chứng khoán sẽ thực hiện dịch vụ lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán.

Các tổ chức hỗ trợ

Là các tổ chức được thành lập với mục đích khuyến khích mở rộng và tăng cường của thị trường chứng khoán thông qua các hoạt động như: cho vay tiền để mua cổ phiếu và cho vay chứng khoán để bán trong các giao dịch bảo chứng. Các tổ chức hỗ trợ chứng khoán ở các nước khác nhau có đặc điểm khác nhau, có một số nước không cho phép thành lập các tổ chức này.

Các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm

Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá năng lực thanh toán các khoản vốn gốc và lãi đúng thời hạn và tiềm lực tài chính của tổ chức phát hành theo những điều khoản đã cam kết của tổ chức phát hành cụ thể. Hệ số tín nhiệm có thể biểu hiện bằng các chữ cái hay chữ số, tuỳ theo quy định của từng công ty xếp hạng.

1.4. Nguyên tắc hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán

Mỗi thị trường đều có những nguyên tắc hoạt động riêng. Đối với thị trường chứng khoán cơ chế vận hành của nó được dựa trên bốn nguyên tắc hoạt động căn bản sau: Nguyên tắc cạnh tranh tự do, nguyên tắc công khai, nguyên tắc trung gian và nguyên tắc đấu giá. Việt Nam đưa vào vận hành Trung tâm Giao dịch Chứng

khoán (TTGDCK) chính là tiền thân của Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK), và vì vậy việc tuân thủ các nguyên tắc này sẽ đảm bảo cho thị trường chứng khoán phát triển được lành mạnh, bảo vệ được quyền lợi hợp pháp cho nhà đầu tư.

Nguyên tắc cạnh tranh tự do

Thị trường chứng khoán phải hoạt động trên cơ sở cạnh tranh tự do. Các nhà phát hành, các nhà đầu tư được tự do tham gia và rút khỏi thị trường. Giá cả trên thị trường phản ánh quan hệ cung cầu về chứng khoán và thể hiện tương quan cạnh tranh giữa các công ty. Trên thị trường sơ cấp các nhà phát hành cạnh tranh với nhau để bán chứng khoán của mình cho các nhà đầu tư, các nhà đầu tư được tự do lựa chọn chứng khoán mà họ muốn đầu tư vào. Trên thị trường thứ cấp nhà đầu tư cũng tự do cạnh tranh để tìm kiếm cho mình một lợi nhuận cao nhất.

Nguyên tắc công khai

Tất cả các hoạt động trên thị trường chứng khoán đều phải đảm bảo tính công khai. Sở giao dịch chứng khoán công bố các thông tin về giao dịch chứng khoán trên thị trường. Các tổ chức niêm yết công bố công khai các thông tin tài chính định kỳ hàng năm của công ty, các sự kiện bất thường xảy ra đối với công ty, nắm giữ cổ phiếu của Giám đốc, người quản lý, cổ đông lớn,… Các thông tin càng được công bố công khai minh bạch, thì càng thu hút được nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán.

Bởi vì thông tin là một yếu tố hết sức quan trọng đối với nhà đầu tư chứng khoán. Để thị trường chứng khoán hoạt động có hiệu quả và công bằng thì các tin tức có tác động đến sự thay đổi giá cả của chứng khoán cần phải công khai cung cấp cho nhà đầu tư nhằm tạo cho họ có cơ hội đầu tư như nhau đồng thời cũng là biện pháp quan trọng để ngăn chặn các hành vi gian lận trong kinh doanh chứng khoán lũng đoạn thị trường.

Nguyên tắc thông qua trung gian

Đây là nguyên tắc căn bản cho việc tổ chức và hoạt động của thị trường chứng khoán. Những người muốn mua hay bán chứng khoán không tiến hành giao dịch trực tiếp với nhau trên thị trường chứng khoán mà phải thông qua các nhà môi giới. Nguyên tắc này đảm bảo cho các chứng khoán được giao dịch là các chứng khoán

thật, đảm bảo thị trường chứng khoán hoạt động lành mạnh, liên tục, ngày càng phát triển và bảo vệ lợi ích các nhà đầu tư. Bởi lẽ, không phải nhà đầu tư nào cũng có thể hiểu biết và phán đoán được giá trị thực của từng loại chứng khoán cũng như những biến động giá trong tương lai của chúng. Những người môi giới chuyên nghiệp với vốn kiến thức, hiểu biết và kinh nghiệm của mình, dựa trên các căn cứ xác đáng khi đưa ra những phân tích chứng khoán, sẽ giúp cho nhà đầu tư tránh bị nhầm lẫn hoặc bị lừa. Nguyên tắc trung gian trong giao dịch chứng khoán được thực hiện thông qua các nhà trung gian môi giới (broker) và các nhà kinh doanh chứng khoán (dealer). Các trung gian môi giới mua bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng họ có thể cung cấp đầy đủ các dịch vụ liên quan đến chứng khoán cho khách hàng như: đại diện cho khách hàng để thương lượng mua hoặc bán chứng khoán, chi trả cổ tức cho khách hàng, ứng vốn trước cho khách hàng trong các nghiệp vụ mua bán sau (giao dịch bảo chứng), cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng trong việc lựa chọn đầu tư, mua bán chứng khoán. Hoặc, họ chỉ cung cấp một số ít (môi giới từng phần) dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng như làm trung gian mua bán chứng khoán cho khách hàng hoặc chỉ làm đại diện cho người sở hữu chứng khoán.

Các nhà kinh doanh chứng khoán cũng là những người trung gian mua bán chứng khoán trên thị trường, nhưng không phải cho khách hàng mà cho chính bản thân họ, bằng nguồn vốn đầu tư để hưởng chênh lệch giá trong quá trình mua bán. Bên cạnh đó, các nhà kinh doanh chứng khoán còn đóng vai trò là người tạo lập thị trường, làm cho thị trường chứng khoán được diễn ra một cách liên tục.

Nguyên tắc đấu giá

Giá chứng khoán được xác định thông qua việc đấu giá giữa các lệnh mua và các lệnh bán. Tất cả các thành viên tham gia thị trường đều không thể can thiệp vào việc xác định giá này. Có hai hình thức đấu giá là đấu giá trực tiếp và đấu giá tự động. Đấu giá trực tiếp là việc các nhà môi giới gặp nhau trên sàn giao dịch và trực tiếp đấu giá. Đấu giá tự động là việc các lệnh giao dịch từ các nhà môi giới được nhập vào hệ thống máy chủ của Sở giao dịch chứng khoán. Hệ thống máy chủ này sẽ xác định mức giá sao cho tại mức giá này, chứng khoán giao dịch với khối lượng cao nhất.Các nguyên tắc trên đây nhằm đảm bảo cho giá cả chứng khoán được hình thành một cách thống nhất, công bằng cho tất cả các bên giao dịch. Do đó, ở hầu hết các nước trên thế giới hiện nay, mỗi nước chỉ có một Sở giao dịch chứng khoán duy nhất, tuy nhiên người dân mọi miền đất nước đều có thể tiếp cận thị trường thông qua các phòng giao dịch của công ty chứng khoán mở tới các điểm dân cư.

1.5. Cấu trúc và phân loại cơ bản của thị trường chứng khoán

Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, cấu trúc của thị trường chứng khoán có thể phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau. Tuy nhiên, thông thường, ta có thể xem xét 3 cách thức cơ bản là theo hàng hoá giao dịch trên thị trường, theo hình thức tổ chức thị trường và theo quá trình luân chuyển vốn. Các phân tích sau đây sẽ thể hiện từng cách thức phân loại đó. Theo hàng hoá giao dịch trên thị trường

Theo các loại hàng hoá được mua bán trên thị trường, người ta có thể phân chia thị trường chứng khoán thành thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu và thị trường dẫn suất (thị trường các công cụ phái sinh).

Thị trường trái phiếu là thị trường mà hàng hoá được mua bán tại đó là các trái phiếu. Trái phiếu là công cụ nợ, mà thực chất của việc phát hành công cụ này là phát hành đứng ra đi vay theo phương thức có hoàn trả cả gốc và lãi. Thị trường cổ phiếu là nơi giao dịch mua bán, trao đổi các giấy tờ có xác nhận cổ phần đóng góp của cổ đông. Cổ đông là chủ sở hữu của công ty và phải chịu trách nhiệm trong phần đóng góp của mình. Cổ phiếu sẽ cho phép họ có quyền yêu cầu đối với lợi nhuận sau thuế của công ty cũng như đối với tài sản của công ty khi tài sản này được đem bán. Cổ phiếu có thời gian đáo hạn là không xác định.

Thị trường công cụ dẫn suất là nơi các chứng khoán phái sinh được mua và bán. Tiêu biểu cho công cụ này là hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn. Thị trường này ngày càng trở nên quan trọng đối với các nhà quản lý tài chính. Nó cung cấp các công cụ phòng vệ hữu hiệu, đồng thời là công cụ đầu cơ lý tưởng cho các nhà đầu tư. Theo hình thức luân chuyển vốn Theo hình thức này, thị trường chứng khoán được phân thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp: Thị trường sơ cấp (hay thị trường cấp I) là thị trường phát hành các chứng khoán hay là nơi mua bán các chứng khoán lần đầu tiên. Tại thị trường này, giá cả của chứng khoán là giá phát hành. Việc mua bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp làm tăng vốn cho nhà phát hành. Thị trường thứ cấp (hay thị trường cấp II) là thị trường giao dịch mua bán,trao đổi những chứng khoán đã được phát hành nhằm mục đích kiếm lời, di chuyển vốn đầu tư hay di chuyển tài sản xã hội.

Quan hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp thể hiện trên các giác độ sau:

Thị trường thứ cấp làm tăng tính thanh khoản (tính lỏng) của các chứng

khoán đã phát hành. Việc này làm tăng tính ưa chuộng của chứng khoán và làm giảm rủi ro cho các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư sẽ dễ dàng hơn trong việc sàng lọc, lựa chọn, thay đổi kết cấu danh mục đầu tư, trên cơ sở đó làm giảm chi phí cho các nhà phát hành trong việc huy động và sử dụng vốn. Việc tăng tính lỏng của tài sản sẽ tạo điều kiện tách biệt giữa sở hữu và quản lý, làm cơ sở cho việc tăng hiệu quả quản lý của doanh nghiệp.

Việc tăng tính lỏng cho các chứng khoán tạo điều kiện cho việc chuyển đổi thời hạn của vốn, từ vốn ngắn hạn sang trung hạn và dài hạn. Đồng thời, tạo điều kiện cho việc phân phối một cách có hiệu quả. Sự di chuyển vốn đầu tư trong nền kinh tế được thực hiện thông qua cơ chế “bàn tay vô hình”, cơ chế xác định giá chứng khoán và thông qua hoạt động thâu tóm, sáp nhập doanh nghiệp trên thị trường thứ cấp.

 Thị trường thứ cấp xác định giá của chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp được xem là thị trường định giá các công ty.

 Thông qua việc định giá, thị trường thứ cấp cung cấp một danh mục chi phí vốn tương ứng với các mức độ rủi ro khác nhau của từng phương án đầu tư, tạo cơ sở tham chiếu cho nhà phát hành cũng như các nhà đầu tư trên thị trường sơ cấp. Thông qua cơ chế bàn tay vô hình, vốn sẽ được chuyển đến công ty nào làm ăn có hiệu quả nhất, qua đó làm tăng hiệu quả kinh tế xã hội. Tóm lại, thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau. Về bản chất, mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp là mối quan hệ nội tại, biện chứng. Nếu không có thị trường sơ cấp sẽ không có thị trường thứ cấp, đồng thời, thị trường thứ cấp lại tạo điều kiện phát triển cho thị trường sơ cấp.

Theo hình thức tổ chức của thị trường

Thị trường chứng khoán có thể được tổ chức theo hai cách sau: Thị trường giao dịch tập trung, thị trường được tổ chức thành sở giao dịch, tại đây, người mua và người bán (hoặc đại lý, môi giới của họ) gặp nhau tại một địa điểm nhất định để tiến hành giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán. Chính vì vậy, người ta còn gọi sở giao dịch chứng khoán là sở giao dịch tập trung, nơi giao dịch mua bán, trao đổi các chứng khoán của các công ty lớn, hoạt động có hiệu quả. Thị trường giao dịch qua quầy hay thị trường giao dịch phi tập trung (OTC: Over-The-Counter Market) là thị trường giao dịch của các nhà buôn, những người tạo thị trường (Market Makers). Ngoài hai thị trường nói trên, người ta còn nói đến thị trường thứ ba, thị trường dành cho các chứng khoán không đủ tiêu chuẩn để giao dịch trên thị trường tập trung và thị trường OTC. Ngoài ra, người ta còn phân loại thị trường chứng khoán thành thị trường mở và thị trường đàm phán, thị trường giao ngay và thị trường kỳ

2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán 

2.1. Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán

Nhà đầu tư nước ngoài bao gồm cá nhân nước ngoài và tổ chức nước ngoài. Thứ nhất, về cá nhân nước ngoài. Cá nhân nước ngoài, theo pháp luật của đa số các nước trên thế giới, là những người không mang quốc tịch của nước sở tại.[16. Tr119] Pháp luật Việt Nam hiện hành cũng xác định khái niệm người nước ngoài tại khoản 5, Điều 3, Luật Quốc tịch 2008 như sau: “Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam”.

Thứ hai, về tổ chức nước ngoài. Tổ chức nước ngoài, theo quan niệm của các nước trên thế giới, là tổ chức được thành lập theo những quy định của pháp luật nước này nhưng hoạt động tại nước khác nhằm những mục đích đã được xác định trước.[16. Tr137] Còn khoản 26 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 của Việt Nam quy định, tổ chức nước ngoài là tổ chức thành lập ở nước ngoài theo pháp luật nước ngoài.

Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: Được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức như sau: có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân; có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Thông thường một tổ chức được công nhận có tư cách pháp nhân ở nước nó được thành lập thì cũng được công nhận có tư cách pháp nhân ở các nước khác. Đối với Việt Nam, pháp nhân nước ngoài là tổ chức hưởng tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật nước ngoài và được công nhận là có quốc tịch nước ngoài. Việc xác định quốc tịch của pháp nhân tạo cơ sở xác định nội dung quy chế pháp lý của pháp nhân, góp phần kiểm soát các hoạt động của pháp nhân, bảo vệ an ninh, chủ quyền và lợi ích kinh tế xã hội của nhà nước nơi pháp nhân đặt trụ sở hoặc hoạt động.

Vấn đề xác định quốc tịch của pháp nhân đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay và pháp luật các quốc gia có quy định khác nhau về vấn đề xác định quốc tịch của pháp nhân. Pháp luật của Pháp, Đức và của nhiều nước khác, pháp nhân đặt trung tâm quản lý ở nước nào thì mang quốc tịch nước đó, không phân biệt nơi đăng ký thành lập hay tiến hành hoạt động của pháp nhân. Pháp luật của Anh, Mỹ xác định quốc tịch của pháp nhân theo nơi đăng ký điều lệ của pháp nhân khi thành lập. Ở Nga và các nước Đông Âu, áp dụng cả hai nguyên tắc quốc tịch pháp nhân tuỳ thuộc vào nơi thành lập pháp nhân và nơi đặt trụ sở chính của pháp nhân.[17] Pháp luật Việt Nam đã có quy định về nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân. Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định quốc tịch của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập trừ trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được xác định theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Khoản 20 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định Quốc tịch của doanh nghiệp là quốc tịch của nước và vùng lãnh thổ nơi doanh nghiệp thành lập, đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên quy định này chỉ bao gồm các doanh nghiệp mà không phải tất cả các pháp nhân. Song điều khoản này đã không còn được quy định trong Luật doanh nghiệp năm 2014. Như vậy, pháp luật Việt Nam đã thừa nhận nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân tuỳ thuộc vào nước nơi pháp nhân thành lập. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam là pháp nhân mang quốc tịch Việt Nam. Những pháp nhân không mang quốc tịch Việt Nam đều được coi là pháp nhân nước ngoài. Về khái niệm nhà đầu tư nước ngoài, hiện nay Luật đầu tư năm 2014 đã phân biệt rõ khái niệm nhà đầu tư nước ngoài với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để giải quyết những nhầm lẫn, tranh cãi, mâu thuẫn về định nghĩa nhà đầu tư nước ngoài của Luật đầu tư năm 2005 và các văn bản dưới luật khác.

Theo đó, Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Còn tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Bên cạnh cách phân loại này, theo tư cách chủ thể, nhà đầu tư nước ngoài có thể được phân loại thành nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư cá nhân. Nhà đầu tư tổ chức có số lượng ít hơn nhưng do tiềm lực tài chính, kinh nghiệm quản lý, vị thế kinh doanh nên họ là lực lượng có vị thế và đóng góp nhiều hơn cho Việt Nam. Theo thông lệ phổ biến trên thế giới thì nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp theo pháp luật nước sở tại thì doanh nghiệp đó được coi là doanh nghiệp trong nước của nước sở tại, đương nhiên họ có nghĩa vụ và quyền lợi như doanh nghiệp trong nước, đồng thời được khuyến khích đầu tư với tỷ lệ cổ phần không hạn chế vào doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp kinh doanh thuộc lĩnh vực hạn chế thì có thể hạn chế tỷ lệ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài.

Quy định như vậy giúp khuyến khích đầu tư nước ngoài, nhất là trong lĩnh vực tài chính chứng khoán, nhằm thành lập các công ty quản lý quỹ, ngân hàng đầu tư, quỹ đầu tư để thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển. Bên cạnh đó, để nạp vốn nhiều hơn cho nền kinh tế, đồng thời khuyến khích thu hút dòng vốn đầu tư dài hạn để làm cho thị trường vốn phát triển ổn định, thể hiện chủ trương thúc đẩy đầu tư ở khía cạnh không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Khi Luật đầu tư năm 2014 chưa ra đời, theo điểm b khoản 1 Điều 2 Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam quy định tổ chức thành lập và hoạt động ở Việt Nam có tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài trên 49% là nhà đầu tư nước ngoài.

Điều này là bất hợp lý, không phù hợp với thông lệ thế giới cũng như cản trở việc thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp Việt Nam bởi doanh nghiệp sinh ra tại Việt Nam mà bị coi là doanh nghiệp nước ngoài là không hợp lý. Họ phải chịu rất nhiều nghĩa vụ và thủ tục hành chính như doanh nghiệp trong nước nhưng quyền lợi lại không được như doanh nghiệp trong nước. Luật chứng khoán được sửa đổi, bổ sung năm 2010 không có quy định cụ thể về khái niệm nhà đầu tư nước ngoài, nhưng tại Điều 2 lại quy định về đối tượng áp dụng của Luật là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư chứng khoán và hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Như vậy, từ các quy định nêu trên, có thể hiểu nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài tham gia đầu tư chứng khoán và hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

2.2. Khái niệm địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán

Tư cách pháp lý là tư cách của cá nhân, pháp nhân, tổ chức hay các chủ thể khác khi tham gia vào một hoặc nhiều quan hệ pháp luật nhất định. Ở một khía cạnh nào đó, khi nói về tư cách pháp lý thì cũng chính là nói về địa vị pháp lý thể hiện vị trí, vai trò của chủ thể đó trong quan hệ pháp luật và đi liền với nó là quyền lợi, nghĩa vụ cũng như trách nhiệm pháp lý phát sinh. Tư cách pháp lý là nền tảng để xác định quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người và cũng là điểm xuất phát để gỡ rối tranh chấp trong tố tụng.[18, Tr 50-55] Từ đó ta có thể rút ra địa vị pháp lý của người nước ngoài là những quyền cụ thể mà người nước ngoài được hưởng và những nghĩa vụ mà họ phải gánh vác khi cư trú ở nước sở tại cũng như các cơ chế pháp luật của nước sở tại bảo đảm cho người nước ngoài thực thi các quyền và nghĩa vụ nói trên. Chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài được xác định bởi pháp luật nước sở tại và các quy phạm điều ước quốc tế, tập quán quốc tế. Người nước ngoài sống trên lãnh thổ của nước khác cùng một lúc chịu sự ràng buộc của hai chế độ pháp lý: chế độ pháp lý theo nước mà họ là công dân và chế độ pháp lý của nước sở tại nơi người đó cư trú.[16, Tr 122] Khi đề cập đến vấn đề địa vị pháp lý của người nước ngoài, trước hết phải tìm hiểu việc giải quyết xung đột pháp luật về năng lực pháp luật và năng lực hành vi  của người nước ngoài.

Với cá nhân, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của người đó được hưởng các quyền và gánh vác các nghĩa vụ mà pháp luật quy định. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của chính người đó bằng hành vi của mình thực hiện các quyền và gánh vác các nghĩa vụ pháp luật quy định. Thông thường các quốc gia quy định năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài ngang hoặc tương đương công dân nước sở tại. Đại đa số các quốc gia xác định năng lực hành vi  dân sự theo nguyên tắc luật quốc tịch. Một số nước như Anh, Mỹ xác định năng lực hành vi theo nguyên tắc luật nơi cư trú. Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, năng lực pháp luật dân sự cũng như năng lực hành vi dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch. Trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam, năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam. Việc xác định cá nhân bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự tại Việt Nam theo pháp luật Việt Nam.

Với pháp nhân, khi hoạt động với tư cách là pháp nhân nước ngoài một nước nào đó, năng lực pháp luật của pháp nhân tại nước sở tại được xác định theo pháp luật của nước mà pháp nhân có quốc tịch. Như vậy, bên cạnh các quy định pháp luật để đảm bảo quyền lợi của công dân, từng quốc gia đều phải đối diện với nghĩa vụ quốc tế là tạo cơ sở và điều kiện để người nước ngoài được hưởng chế độ pháp lý phù hợp với sự tồn tại hợp pháp của họ trên lãnh thổ quốc gia đó. Một đặc thù quan trọng liên quan đến địa vị pháp lý của người nước ngoài trên lãnh thổ nước sở tại là người nước ngoài không chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước sở tại mà còn chịu sự điều chỉnh của pháp luật của nước người đó là công dân và luật quốc tế.

Vì vậy, một quốc gia không thể đơn phương áp dụng các quy định đối với người nước ngoài nếu các quy định đó không phù hợp với các thỏa thuận quốc tế và ảnh hưởng đến lợi ích của các quốc gia khác.[20, Tr 119] Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quốc tịch của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân; tên gọi của pháp nhân; việc tổ chức, tổ chức lại, giải thể pháp nhân; quan hệ giữa pháp nhân với thành viên của pháp nhân; trách nhiệm của pháp nhân và thành viên của pháp nhân đối với các nghĩa vụ của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước mà pháp nhân có quốc tịch. Trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam, thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam.

Như vậy, khi xác định năng lực pháp luật dân sự của cá nhân, pháp nhân; năng lực hành vi dân sự của cá nhân người nước ngoài, pháp luật Việt Nam quy định dựa trên sự kết hợp hệ thuộc Luật quốc tịch, Luật nơi cư trú và Luật nơi thực hiện hành vi. Trên cơ sở những vấn đề lý luận về nhà đầu tư nước ngoài, địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài như phân tích nêu trên, có thể định nghĩa về địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam như sau: “Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam là tổng hợp tất cả các yếu tố như quyền năng chủ thể của tổ chức, cá nhân nước ngoài; quyền và nghĩa vụ pháp lý, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân nước ngoài; các chính sách và cơ chế pháp luật bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý cũng như lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân nước ngoài khi họ tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.

2.3. Cơ sở pháp lý và nguyên tắc xác định địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán

Thứ nhất là Luật đầu tư năm 2014 được Quốc hội khóa 13 thông qua ngày 26/11/2014 và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2015. Luật này quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài, áp dụng đối với nhà đầu tư và tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh. Luật đầu tư năm 2014 không còn phân biệt giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp như Luật đầu tư năm 2005, thay vào đó là khái niệm “đầu tư kinh doanh”. Theo đó, đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư. Luật đầu tư năm 2014 đã quy định thống nhất khái niệm nhà đầu tư nước ngoài mà trước đó, khi Luật đầu tư năm 2014 chưa ra đời, khái niệm này còn chưa thống nhất và gây nhiều tranh cãi.

Theo đó, Luật đầu tư năm 2014 quy định nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Đồng thời, Luật đầu tư năm 2014 phân định rõ khái niệm nhà đầu tư nước ngoài với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Bên cạnh đó, Luật đầu tư năm 2014 còn bổ sung quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các tổ chức kinh tế (Luật đầu tư năm 2005 không có nội dung này) tại khoản 3 Điều 22. Theo đó, Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ trường hợp: (i) tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán; (ii) tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước; (iii) trường hợp không thuộc những quy định trên thì tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Luật đầu tư năm 2014 còn quy định về bảo đảm đầu tư; ưu đãi và hỗ trợ đầu tư; hoạt động đầu tư; hình thức và điều kiện góp vốn, mua cổ phần vào tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài; thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần…

Thứ hai là Luật chứng khoán năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán năm 2010. Hai văn bản này quy định tập trung về chứng khoán và thị trường chứng khoán gồm hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Thứ ba là Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán. Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán về chào bán chứng khoán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Thứ tư là Nghị định số 60/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán. Nghị định này bổ sung một số quy định như tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam; một số điều khoản về chào bán chứng khoán riêng lẻ, chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết chứng khoán…

Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 60/2015/NĐ-CP thì Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg ngày 15/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam bị bãi bỏ. Thứ năm là Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần và Nghị định số 189/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP. Nghị định này quy định về chuyển đổi những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; huy động vốn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nghị định quy định về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước nhưng có những quy định về việc nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua cổ phần của các doanh nghiệp này. Thứ sáu, là Quyết định số 88/2009/QĐ -TTg ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam. Văn bản này quy định về việc góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, khi Luật đầu tư năm 2014 và Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ra đời, thì khái niệm về “nhà đầu tư nước ngoài” cũng như quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg không còn được áp dụng. Quyết định này cần sớm được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế. Thứ bảy là Thông tư số 123/2015/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thông tư này quy định các nội dung liên quan đến địa vị pháp lý, hướng dẫn hoạt động giao dịch, đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngoài các văn bản trên còn có một số văn bản khác liên quan đến việc xác định địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán như: Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 03/1/2014 của Chính phủ quy định về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam; Thông tư số 155/2015/TT-BTC về hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán…Như vậy, cơ sở pháp lý của địa vị pháp lý nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tồn tại ở nhiều văn bản khác nhau nhưng không có văn bản nào quy định tập trung. Mỗi văn bản chỉ chứa đựng một số quy định liên quan đến địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán. Do đó việc tìm hiểu và áp dụng pháp luật sẽ rất khó khăn, phức tạp.

2.4. Kinh nghiệm của một số nước trong việc điều chỉnh địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán

Tương tự như Việt Nam, các nước đều ban hành chính sách khuyến khích và hạn chế đầu tư nước ngoài (ĐTNN) phù hợp với chương trình phát triển kinh tế, xã hội và nhu cầu thu hút vốn ĐTNN trong từng thời kỳ của mình. Các nước có thể áp dụng nhiều cách thức khác nhau để điều chỉnh hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài như: hạn chế về sở hữu vốn tối đa và tối thiểu của nhà đầu tư nước ngoài; hạn chế về địa bàn tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ; yêu cầu xuất khẩu, nội địa hóa, phát triển nguồn nguyên liệu trong nước… Tuy nhiên, để thực hiện các cam kết quốc tế song phương và đa phương, các nước trong khu vực đã xóa bỏ hầu hết những hạn chế nói trên. Hiện nay, hình thức hạn chế ĐTNN được áp dụng chủ yếu ở các nước này là quy định về giới hạn sở hữu vốn tối đa của nhà đầu tư nước ngoài và phạm vi kinh doanh, chủ yếu trong một số ngành dịch vụ nhạy cảm.Trong luận văn này, tác giả nghiên cứu pháp luật về địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán của một số nước điển hình như Brazil, Thái Lan, Hàn Quốc, bởi lẽ các nước này có thị trường chứng khoán tương đồng với Việt Nam hoặc phát triển hơn Việt Nam nhưng không quá cách xa với thị trường Việt Nam, từ đó có thể vận dụng được kinh nghiệm vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

2.4.1. Pháp luật Brazil Về giới hạn sở hữu nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Brazil phải lựa chọn một cơ quan đại diện pháp lý và một tổ chức lưu ký. Một mã số CVM được cấp cho mỗi nhà đầu tư trước khi thực hiện giao dịch. Theo Chỉ thị số 461 của Ủy ban chứng khoán và giao dịch chứng khoán Brazil (CVM) thì: Một nhà đầu tư, một doanh nghiệp hoặc một nhóm nhà đầu tư đại diện của cùng một lợi ích chỉ có thể mua dưới mức 15% cổ phiếu có quyền biểu quyết của một doanh nghiệp. Việc nắm giữ bằng hoặc hơn 15% cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức này sẽ phải được phê chuẩn trước bởi CVM. Quy định này không áp dụng đối với các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu trong các doanh nghiệp niêm yết của Brazil.[31] Tại Brazil, nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào tất cả các sản phẩm như đối với nhà đầu tư trong nước ngoại trừ các lĩnh vực như: Lĩnh vực vận tải hàng không và vận tải hàng hóa trên đường cao tốc, nhà ĐTNN được sở hữu 20% cổ phiếu phổ thông và không hạn chế tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu ưu đãi không có quyền biểu quyết.

Đối với công ty dịch vụ cáp truyền hình: Nhà ĐTNN được sở hữu 49% cổ phiếu phổ thông và không hạn chế tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu ưu đãi không có quyền biểu quyết. Với công ty truyền thông (Báo, phát hành, truyền hình), nhà ĐTNN được nắm giữ lên tới 30% tính trên cả cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi không có quyền biểu quyết. Đối với tổ chức tài chính: Giới hạn nắm giữ cổ phiếu phổ thông được áp dụng riêng cho từng ngân hàng và việc giao dịch cũng bị giới hạn theo tỷ lệ nắm giữ này. Không hạn chế tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu ưu đãi không có quyền biểu quyết. Các lĩnh vực mà nhà ĐTNN không được sở hữu cổ phần gồm: Vận chuyển đồ quý giá, dịch vụ xổ số, tư vấn y tế, thăm dò và lọc dầu, năng lượng điện và thủy điện, hoạt động liên quan đến năng lượng hạt nhân. Các lĩnh vực phải nhận được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền bao gồm: Khai thác mỏ (phải có sự chấp thuận của Bộ Năng lượng và khai mỏ); nông nghiệp và khai thác rừng (phải có sự chấp thuận của Bộ Nông nghiệp); vận tải đường thủy, sông, hàng hải (phải nhận được sự chấp thuận của Bộ Vận tải; bảo hiểm (phải được sự chấp thuận bởi Cơ quan quản lý bảo hiểm).

Bên cạnh đó, Luật doanh nghiệp số 6404 ngày 15/12/1976 cũng có một số quy định liên quan như: Theo Điều 4 của Luật này, một doanh nghiệp sẽ được chia thành công ty đại chúng hoặc một công ty đóng tùy thuộc vào loại chứng khoán nào của công ty được chấp thuận giao dịch trên thị trường chứng khoán. Khoản 1 Điều 4 của Luật này quy định chỉ những chứng khoán được phát hành bởi một doanh nghiệp đã đăng ký với Ủy ban chứng khoán Brazil thì có thể được giao dịch trên thị trường chứng khoán.[28] Điều 15 của Luật này quy định một cổ phiếu có thể là cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi hoặc cổ phiếu chuyển đổi phụ thuộc vào thuộc tính quyền/lợi thế mà nó trao cho cổ đông nắm giữ. Khoản 1 Điều 15 quy định cổ phiếu thường của một công ty đóng; cổ phiếu ưu đãi của công ty đóng hay công ty đại chúng có thể là một hoặc một số loại sau: cổ phiếu ưu đãi không có quyền biểu quyết; hoặc cổ phiếu bị hạn chế quyền biểu quyết có thể vượt quá 50% tổng số cổ phiếu đã phát hành.

Điều 16 quy định có sự khác biệt giữa các loại cổ phiếu thường của một công ty đóng, phụ thuộc: (i) Khả năng chuyển đổi của chúng thành cổ phiếu ưu đãi; (ii) Yêu cầu rằng người nắm giữ các cổ phiếu này phải là người Brazil; (iii) Quyền biểu quyết khác nhau để bổ nhiệm một vị trí nhất định trong ban quản lý. Điều 116 quy định một cổ đông kiểm soát là một cá nhân, một pháp nhân hoặc nhóm cá nhân, nhóm pháp nhân được thực hiện bởi một cam kết biểu quyết hoặc kiểm soát chung về: (i) Cùng sở hữu quyền mà bảo đảm chắc chắn việc chi phối các vấn đề trong nghị quyết đại hội cổ đông và quyền chọn một phần lớn đội ngũ nhân sự trong doanh nghiệp; (ii) Cùng sử dụng quyền năng để trực tiếp điều hành các hoạt động của doanh nghiệp và hướng dẫn hoạt động tại các phòng ban của doanh nghiệp.Điều 118 quy định: Hợp đồng của cổ đông quy định việc mua và bán cổ phiếu, phải chú trọng đến việc mua cổ phiếu, thực hiện quyền biểu quyết hoặc thực hiện quyền kiểm soát phải được giám sát bởi doanh nghiệp và đệ trình lên cơ quan quản lý.[28] Như vậy, về cơ bản, Luật pháp của Brazil chia cổ phiếu thành nhiều loại khác nhau và có quyền biểu quyết hoặc không; Chia thành cổ đông kiểm soát hoặc không kiểm soát; Việc thực hiện quyền biểu phiếu phải thông qua tổ chức đại diện.

Pháp luật Brazil trong thu hút Nhà đầu tư nước ngoài.

Theo Luật doanh nghiệp Brazil, một công ty có thể phát hành cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi. Một công ty được quyền phát hành lên đến hai phần ba số vốn cổ phần của mình đối với cổ phiếu không có quyền biểu quyết, có nghĩa là công ty có thể được kiểm soát với một tổ chức chỉ nắm 16,67% số cổ phần có quyền biểu quyết. Tuy nhiên, giới hạn về việc phát hành cổ phiếu không có quyền biểu quyết đã được giảm đến 50% vốn cổ phần trong trường hợp của các công ty mới thành lập và các công ty phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. “Cổ đông ưu đãi” cũng có được một quyền tạm thời bỏ phiếu một cách bình đẳng với các cổ phiếu có quyền biểu quyết, nếu công ty không phân phối cổ tức cố định hoặc tối thiểu (nếu có) trong ba năm tài chính liên tiếp. Kể từ khi cổ phiếu ưu đãi không được quyền bỏ phiếu (hoặc tồn tại như là cổ phiếu có quyền biểu quyết hạn chế), cổ đông ưu đãi không được hưởng quyền bán cổ phần của mình trong một đợt chào mua công khai, ngược lại, những người nắm giữ cổ phiếu có quyền biểu quyết có quyền được bán cổ phần ở mức 80% của giá phải trả cho các cổ đông kiểm soát. Để cân bằng sự thiếu quyền biểu quyết, Luật số 10.303/2001 quy định cổ phiếu ưu đãi có thể được giao dịch trên thị trường trừ khi chủ sở hữu có những quyền sau: (i) Ưu đãi nhận cổ tức tương ứng với ít nhất là 3% giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu; (ii) một quyền ưu tiên bán bằng 80% giá phải trả cho các cổ đông kiểm soát trong một thay đổi kiểm soát; (iii) cổ tức là cao hơn 10% so với cổ phiếu phổ thông.[29]

2.4.2. Pháp luật Thái Lan Giới hạn sở hữu nước ngoài

Một số biện pháp thu hút đầu tư vào thị trường chứng khoán Thái Lan bao gồm: Thứ nhất là, khuyến khích bằng thuế: Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế lợi tức; thứ hai là, khuyến khích không bằng thuế: Cho phép công dân nước ngoài vào Thái Lan để nghiên cứu cơ hội đầu tư; cho phép đưa vào Thái Lan những người lao động kỹ năng cao và chuyên gia để thực hiện việc xúc tiến đầu tư; cho phép sở hữu đất đai; cho phép mang lợi nhuận ra nước ngoài bằng ngoại tệ; và thứ ba là, biện pháp bảo đảm đầu tư: Nhà nước sẽ không quốc hữu hóa các tài sản của Nhà đầu tư; không thực hiện những hoạt động cạnh tranh với các hoạt động của nhà đầu tư; Nhà nước sẽ không độc quyền bán các sản phẩm tương tự như sản phẩm của nhà đầu tư, không buộc nhà đầu tư phải điều chỉnh giá bán các sản phẩm của mình.[21] Luật doanh nghiệp nước ngoài của Thái Lan (1999) có hiệu lực từ 04/03/2000 có quy định rằng người nước ngoài được quy định trong Đạo luật, như là một cá nhân nước ngoài, một công ty nước ngoài, hoặc đa số vốn nước ngoài tại Công ty Thái Lan (từ 50% vốn trở lên) hoặc một công ty mà người quản lý đa số là người nước ngoài.[38] Pháp luật Thái Lan hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong 43 ngành hoạt động kinh doanh, được phân thành ba nhóm.

Các hạn chế quyền sở hữu khác nhau, tùy thuộc vào từng nhóm. Cụ thể như sau: Các doanh nghiệp mà người nước ngoài không được phép đầu tư; Các doanh nghiệp liên quan đến an ninh quốc gia hoặc ảnh hưởng xấu đến nghệ thuật và văn hóa, phong tục, hoặc sản xuất nội địa/nghề thủ công mỹ nghệ, hoặc có ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường; Các ngành mà doanh nghiệp Thái Lan chưa sẵn sàng để cạnh tranh với người nước ngoài. Ngoài ra, có một số lưu ý đối với nhà ĐTNN khi đầu tư vào Thái Lan như một người nước ngoài phải đầu tư ít nhất hai hoặc ba triệu baht trong kinh doanh của mình, tùy thuộc vào loại hình kinh doanh, tuy nhiên yêu cầu vốn tối thiểu sẽ không áp dụng khi tái đầu tư. Vốn tối thiểu được quy định là vốn của các tổ chức nước ngoài trong trường hợp một người nước ngoài là một pháp nhân được thành lập ở Thái Lan hoặc không được thành lập ở Thái Lan, bằng ngoại tệ mà người nước ngoài nộp vào Thái Lan tại thời điểm bắt đầu để kinh doanh ở Thái Lan. Số vốn tối thiểu và thời hạn đưa vốn vào Thái Lan được quy định theo Quy chế của Bộ trưởng.

Thu hút đầu tư nước ngoài thông qua phát hành chứng nhận lưu ký không hưởng quyền biểu quyết (NVDR) của Thái Lan.

Giới hạn sở hữu nước ngoài đối với các công ty niêm yết khác nhau theo từng loại ngành. Trong hầu hết các trường hợp, giới hạn sở hữu nước ngoài cho các công ty ở Thái Lan lên đến 49% cổ phiếu đang lưu hành. Có những ngành nhất định, chẳng hạn như ngân hàng và viễn thông, giới hạn ở mức 25%, trong trường hợp đặc biệt phải có sự chấp thuận của cơ quan quản lý khi nhà đầu tư nước ngoài mong muốn để thực hiện sáp nhập, mua lại một ngân hàng Thái Lan hoặc công ty viễn thông. Thực tế việc cho vượt room (khối lượng cổ phiếu mà nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu), cũng đã được thực hiện tại thị trường này thông qua hình thức phát hành chứng nhận lưu ký không hưởng quyền biểu quyết (NVDR, tức Non-Voting Depository Receipts).

Do đó, tại thị trường chứng khoán Thái Lan, có 3 loại cổ phiếu giao dịch trên sàn gồm: cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài (F), cổ phiếu cho nhà đầu tư trong nước (L) và chứng chỉ lưu ký NVDR. Trong đó, chứng chỉ lưu ký NVDR được niêm yết trên sàn giao dịch chính và giao dịch với giá tương đương cổ phiếu trong nước. Chứng chỉ NVDR do tổ chức Thai NVDR, một công ty con của Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan, đại diện cho nhà đầu tư nước ngoài – những nhà đầu tư có quan điểm đầu tư ngắn hạn, không quan tâm nhiều về quyền biểu quyết, điều hành doanh nghiệp mà chỉ hưởng các quyền lợi về mặt tài chính (quỹ ETF là một ví dụ điển hình). Tổ chức Thai NVDR tuy giữ quyền biểu quyết và tham dự cuộc họp đại hội cổ đông, nhưng sẽ không bỏ phiếu, trừ trường hợp bỏ phiếu để hủy niêm yết.

Khác với việc phát hành cổ phiếu mới không có quyền biểu quyết, việc phát hành chứng chỉ lưu ký NVDR của Thái Lan sẽ xử lý đơn giản hơn. Cụ thể, một doanh nghiệp ABC có 100 cổ phiếu đang lưu hành, room của cổ phiếu ABC đã đầy 49%. Nếu nhà đầu tư nước ngoài muốn mua thêm 10 cổ phiếu, tương đương 10% lượng cổ phiếu đang lưu hành thì buộc phải mua cổ phiếu của nhà đầu tư trong nước (đang nắm giữ 51%). Sau khi mua 10 cổ phiếu của nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài phải chuyển đổi thành chứng chỉ NVDR không có quyền biểu quyết. Khi đó, nhà đầu tư nước ngoài sẽ nắm 49% cổ phần có quyền biểu quyết, nhà đầu tư trong nước sẽ nắm 41% cổ phần có quyền biểu quyết và tổ chức Thai NVDR (người đại diện cho cổ đông nước ngoài) nắm 10% cổ phần không có quyền biểu quyết. Để giải quyết lo ngại nhà đầu tư nước ngoài nắm quyền chi phối doanh nghiệp thì chỉ cần quy định phần mua vượt room (10% như ví dụ nêu trên) sẽ được chuyển quyền biểu quyết cho cổ đông trong nước. Ngược lại, nếu nhà đầu tư trong nước mua chứng chỉ NVDR của nhà đầu tư nước ngoài thì phải chuyển đổi ngay sang cổ phiếu dành cho nhà đầu tư trong nước.

2.4.3. Pháp luật Hàn Quốc Giới hạn sở hữu

Điều 187 Nghị định hướng dẫn Luật thị trường tài chính và các dịch vụ đầu tư tài chính quy định hạn chế đối với việc mua chứng khoán hoặc chứng khoán phái sinh hoán đổi danh mục của Nhà đầu tư nước ngoài. Ngoại trừ các quy định và thông báo công khai của Ủy ban dịch vụ tài chính, một nhà đầu tư nước ngoài hoặc một công ty nước ngoài theo Điều 168 Luật thị trường tài chính và các dịch vụ đầu tư tài chính không được mua các chứng khoán phát hành bởi một công ty có mục đích công cộng trong tài khoản của mình vượt quá mức hạn chế dưới đây. Trong trường hợp đó, những vấn đề cần thiết liên quan tới việc chuyển nhượng với số lượng vượt quá tỷ lệ sở hữu cho phép, hướng dẫn để tính những giới hạn được mua và việc quản lý tỷ lệ sở hữu và các vấn đề khác sẽ được Ủy ban dịch vụ tài chính quy định và thông báo công khai.[32] Hạn chế về việc mua bán chứng khoán của người nước ngoài hoặc công ty nước ngoài trên mỗi loại cổ phiếu được quy định trong Điều lệ của công ty có mục đích công cộng. Hạn chế tối đa với việc mua bán chứng khoán của người nước ngoài, công ty hoặc tập đoàn nước ngoài là 40% trên tổng số chứng khoán được lưu hành.

Đối với các vấn đề được cho là cần thiết để ổn định thị trường chứng khoán, thị trường phái sinh hoặc để bảo vệ nhà đầu tư, Ủy ban dịch vụ tài chính sẽ thông báo công khai về hạn chế mua bán chứng khoán hoặc chứng khoán phái sinh hoán đổi danh mục theo từng loại hình kinh doanh, loại chứng khoán/chứng khoán phái sinh ngoài hạn chế quy định tại Khoản 1. Tổ chức thanh toán và lưu ký nước ngoài sẽ phải được sự cho phép của các tổ chức phát hành chứng khoán trong nước trước khi thực hiện việc mua các chứng khoán vốn do các tổ chức này phát hành nhằm mục đích phát hành chứng chỉ lưu ký chứng khoán ra nước ngoài. Tuy nhiên, quy định trên không áp dụng đối với các trường hợp mà chứng khoán mới được phát hành hoặc các trường hợp mà Ủy ban dịch vụ tài chính đã thông báo công khai.

Quy định về sở hữu nước ngoài trong các Luật chuyên ngành khác ngoài Luật Chứng khoán như: Luật kinh doanh viễn thông quy định tổng số lượng cổ phiếu được nắm giữ bởi công ty nước ngoài hoặc nhà đầu tư nước ngoài (giới hạn đối với cổ phiếu có quyền biểu quyết trong đó bao gồm cả các cổ phiếu có quyền biểu quyết tương đương như chứng chỉ lưu ký và các công cụ đầu tư khác) không được vượt quá 49% tổng số lượng cổ phiếu đã phát hành. Một pháp nhân có cổ đông lớn nhất là một chính phủ nước ngoài hoặc người nước ngoài sẽ được coi là người nước ngoài nếu sở hữu từ 15% trở lên tổng số lượng cổ phiếu đã phát hành (Điều 6).

Luật Hàng không quy định các cá nhân sau không được sở hữu hoặc đi thuê máy bay: (i) Cá nhân không phải là công dân Hàn Quốc; (ii) Chính phủ nước ngoài hoặc một tổ chức công của nước ngoài; (iii) Tổ chức hoặc công ty nước ngoài; (iv) Các công ty có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trên 50% số cổ phiếu; (v) Công ty mà đại diện là người nước ngoài hoặc trên 50% nhân viên là người nước ngoài (Điều 6). Luật Truyền hình quy định một tổ chức thực hiện kinh doanh truyền hình vệ tinh sẽ không được nhận đầu tư hoặc góp vốn từ những cá nhân nước ngoài vượt quá 33% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của Công ty. Một tổ chức thực hiện kinh doanh truyền hình cáp, kinh doanh chương trình cung cấp, hoặc kinh doanh mạng truyền tín hiệu sẽ không được nhận đầu tư hoặc góp vốn từ các cá nhân nước ngoài vượt quá 49% tổng số cổ phiếu của công ty (Điều 14). Luật Báo chí quy định bất kỳ người nước ngoài, công ty hoặc tổ chức nước ngoài nào không nắm giữ vượt quá 30% đối với nhật báo; 50% đối với tạp chí xuất bản định kỳ.

Phát hành cổ phiếu không có quyền biểu quyết

Theo quy định của pháp luật Hàn Quốc, một số ngành nghề cụ thể có mức sở hữu nước ngoài được quy định cụ thể, song mức này cũng thường là 49%. Việc phát hành cổ phiếu không có quyền biểu quyết chưa được đặt ra. Tuy nhiên, tại Luật thị trường tài chính và các dịch vụ đầu tư tài chính có quy định chế tài đối với việc vượt room nước ngoài.

Cụ thể, Điều 168 Luật thị trường tài chính và các dịch vụ đầu tư tài chính quy định Hạn chế về giao dịch chứng khoán và chứng khoán phái sinh hoán đổi danh mục của Nhà đầu tư nước ngoài như sau: (i) Liên quan tới các giao dịch chứng khoán hoặc chứng khoán phái sinh hoán đổi danh mục, nhà đầu tư nước ngoài, các công ty nước ngoài… sẽ bị hạn chế trong việc mua bán theo các hướng dẫn trong Nghị định hướng dẫn; (ii) Liên quan tới việc mua chứng khoán của Công ty có mục đích công cộng của nhà đầu tư nước ngoài, công ty nước ngoài, ngoài những quy định tại (i) sẽ có những hạn chế riêng được áp dụng trong Điều lệ của công ty có mục đích công cộng; (iii) Không ai được mua cổ phiếu trái với quy định tại (i) và (ii), nếu không sẽ không được thực hiện quyền biểu quyết cho các cổ phiếu trên và Ủy ban Dịch vụ tài chính (FSC) sẽ yêu cầu người đã thực hiện giao dịch chứng khoán và chứng khoán phái sinh trái với quy định tại (i) và (ii) phải thực hiện các biện pháp khắc phục trong vòng một khoảng thời gian nhất định, nhưng không quá 6 tháng.[32]

Từ những quy định pháp luật của các nước phân tích phía trên, có thể thấy rằng hình thức cổ phiếu không có quyền biểu quyết đã khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt tại các công ty lớn ở nhiều thị trường chứng khoán phát triển. Chẳng hạn, Tập đoàn Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett có hai loại cổ phiếu, loại A có quyền biểu quyết với mã niêm yết là BRKA và loại B hạn chế quyền biểu quyết, mã niêm yết là BRKB. Loại B có quyền biểu quyết chỉ tương ứng 1/10.000 quyền biểu quyết của loại A, nhưng hàng năm được lĩnh cổ tức ưu đãi tương ứng 1/1.500 cổ tức của loại A. Trong khi đó, Comcast, một trong những nhà cung cấp dịch vụ internet lớn nhất Hoa Kỳ lại có tới 3 loại chứng khoán khác nhau. Loại thứ nhất gồm 2.118,9 triệu cổ phần phổ thông, ký hiệu là CMCSA đang niêm yết trên sàn Nasdaq, mỗi cổ phần tương ứng với 1.374 phiếu bầu. Loại hai, gồm 528,9 triệu cổ phiếu có mã niêm yết trên Nasdaq là CMCSK nhưng hoàn toàn không có quyền biểu quyết. Loại thứ ba, gồm 9,4 triệu phiếu không được niêm yết và không được chuyển nhượng, mỗi cổ phần chỉ có số quyền biểu quyết tượng trưng là 15 phiếu bầu. Nhìn chung, cổ phiếu không có quyền biểu quyết trên thế giới khá đa dạng, thường là cổ phiếu ưu đãi về lợi tức, xuất hiện khá nhiều ở thị trường Đức [23].

Ở những thị trường phát triển khác như Bắc Mỹ, cổ phiếu ưu đãi không quyền biểu quyết thực chất giống trái phiếu. Mục đích chính của các cổ phiếu không có quyền biểu quyết là cho phép những người nắm giữ cổ phần phổ thông có thể duy trì trạng thái kiểm soát công ty, chống lại hoạt động thâu tóm. Cổ phiếu không có quyền biểu quyết phụ thuộc vào đặc thù và chiến thuật của từng công ty mà cho ra các cổ phiếu không có, ít quyền biểu quyết hoặc có quyền chuyển đổi vào thời gian nào đó sang cổ phiếu phổ thông. Những điều khoản gắn với những loại cổ phiếu này cũng rất đặc biệt theo từng công ty.  

 

3 Danh mục tài liệu tham khảo

  1. Quốc hội (2005), Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005, Hà Nội;
  2. Quốc hội (2005), Luật đầu tư số 59/2005/QH11ngày 29/11/2005, Hà Nội;
  3. Quốc hội (2006), Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006, Hà Nội;
  4. Quốc hội (2008), Luật Quốc tịch, Hà Nội;
  5. Quốc hội (2014), Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014, Hà Nội;
  6. Quốc hội (2014), Luật đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014, Hà Nội.
  7. Quốc hội (2010), Luật chứng khoán 62/2010/QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2010;
  8. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2014), Báo cáo nghiên cứu về pháp luật đầu tư một số nước, Hà Nội;
  9. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 05/4/2012 hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, Hà Nội;
  10. Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 123/2015/TT-BTC ngày 19/8/2015 hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Hà Nội;
  11. Chính phủ (2011), Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, Hà Nội;
  12. Chính phủ (2012), Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán, Hà Nội;
  13. Chính phủ (2014), Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 03/1/2014 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam, Hà Nội;
  14. Chính phủ (2014), Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối, Hà Nội;
  15. Chính phủ (2015), Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26/06/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán, Hà Nội;
  16. Khoa Luật  – Đại học Quốc gia Hà Nội (2013),  Giáo trình Tư pháp quốc tế,
  17. Lê Anh Tuấn (2010), Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán, kinh nghiệm quốc tế và hướng hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.
  18. Nguyễn Ngọc Bích, Tài ba của Luật sư – Sách gối đầu của những ai muốn trở thành Luật sư, Nhà xuất bản trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010, trang 50-55;
  19. TS. Vũ Bằng – Chủ tịch ủy ban chứng khoán nhà nước, Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2016
  20. Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật Quốc tế, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội, Tr 119;
  21. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2014), Báo cáo nghiên cứu về pháp luật đầu tư một số nước, Hà Nội;
  22. Bộ kế hoạch và đầu tư (2001), Báo cáo tình hình thực hiện và giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài;
  23. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1c_t%E1%BB%95_ch%E1%BB%A 9c_t%C3%A0i_ch%C3%ADnh_trung_gian;
  24. Duy Hoàng (Vietstock) (2013), Khối ngoại tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam như thế nào
  25. Nguyễn Đức Cường (Phòng Nghiên cứu Vietstock) (2014), Nới room nước ngoài: Cổ phiếu nào sẽ hưởng lợi, http://vietstock.vn;
  26. Tình hình cấp mã số giao dịch chứng khoán cho nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 06/2016, Trang thông tin Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam,
  27. Giang Thanh (2014), Cổ phiếu không có quyền biểu quyết – cần cân nhắc,
  28. Brazil (1976), Brazilian bussiness law no 6404 on 15/12/1976;
  29. Brazil (2001), Brazilian law no 10.303/2001;
  30. Brazil (1983), Private Security Law 7.102, enacted in June 1983;
  31. Brazilian Securities and Exchange Commission (2007), CVM Instruction No. 461 of the Brazilian Securities and Exchange Commission issued on of October 23, 2007, Brazil;
  32. Financial Services Commission (2014), Enforcement Decree of The Financial Investment Services and Capital Markets Act issued on 28/2/2014, Korea;
  33. Korea Communications Commission (2008), Telecommunications act in korea issued on 2008, Korea;
  34. Lucia Dammert (2008), Private Security: An Answer to public security needs in urban centers?, Brazil;
  35. Ministry Korea Communications Commission (2008), Broadcasting act in 2008, Korea;
  36. Ministry of Land, Transport and Maritime Affairs (2009), Aviation act in korea issued on 2009, Korea;
  37. Presidential decree (2008), Financial Service and Capital Market Act in Korea, Korea;
  38. Prime Minister (1999), Thailand foreign bussiness act of 1999 became active on 03/04/2000, Thailand;
  39. Mục tiêu và nguyên tắc của điều chỉnh pháp luật về chứng khoán, Tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán – IOSCO, Tháng 6/2010, tr. 3;
  40. Sự phát triển và điều chỉnh pháp luật về các nhà đầu tư có tổ chức tại các thị trường mới nổi, Ủy ban các thị trường mới nổi của Tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán – IOSCO, 6/2012, tr.iv (Development and Regulation of Institutional Investors in Emerging Markets, Emerging Markets Committee of the International Organization of Securities Comissions, June 2012);
  41. Phạm Thị Giang Thu, Luật chứng khoán với việc mở rộng cơ hội đầu tư và khuyến khích đầu tư, Tạp chí Luật học số 8 (2006) 52;

The post Lý luận cơ bản về thị trường chứng khoán appeared first on Luận văn 1080.



from Luận văn 1080 http://bit.ly/2tnxbTo
via gqrds

No comments:

Post a Comment