Assignment là gì? Đây là một câu hỏi mà rất nhiều bạn du học sinh cũng như các bạn đang theo học tại trường quốc tế băn khoăn. Viết assignment như thế nào để đạt được điểm cao, để thuyết phục nhất? Đọc bài viết này để tham khảo ngay.
1. Assignment là gì?
Assignment tương đương với Homework, là bài tập được giao người hướng dẫn hay giảng viên. Nó thường chiếm tỉ lệ điểm của môn học đó là 10 – 20% hoặc là bài điều kiện để được thi.
2. Hướng Dẫn Cách Viết Assignment
Về cơ bản, một bài Assignment điển hình sẽ bao gồm những nội dung sau đây:
Tiêu đề Trang – Phần này bao gồm tiêu đề của bài tập; tên của bạn; tên khoá học, và ngày tháng năm.
Phần Tóm tắt – Đây là phần “tóm tắt việc thực hiện” ngắn gọn của bài làm của bạn. Nó gồm từ 60 đến 90 từ và bao gồm các điểm chính bạn sẽ đề cập trong bài làm của mình và phần tóm tắt (trong vài câu) về các khám phá chính và/hoặc là sự đóng góp của bạn. Phần này phải ngắn và gồm chỉ một đoạn.
Nhập đề – Đoạn mở đầu nên cung cấp nền tảng hoặc nội dung của chủ đề. Bạn nên liên kết chủ đề với các bài tập hoặc các bài đọc trước đó. Đoạn nhập đề cũng nên biện minh lý do tại sao người đọc nên quan tâm đến chủ đề và chuẩn bị cho người đọc về những gì sẽ tìm thấy trong các phần sau đó.
Thân bài – (gồm từ 3 đến 5 trang – hoặc theo chỉ định đối với mỗi bài tập) nên bao gồm các phần có liên quan với các lĩnh vực khác nhau trong phần điều tra. Phần này nên bao gồm một hay vài sự phân tích bình phẩm có trong các tạp chí chuyên đề hoặc ấn phẩm thương mại, thí dụ như lý thuyết, các ứng dụng, các vấn đề về thiết kế, các thoả hiệp, đánh giá, thí nghiệm, so sánh với các phương pháp hay tiến trình khác. Điều quan trọng là dùng một hay vài nguồn của Các Nguồn Thư viện Trên Mạng (Online Library Resources). Không nên sợ phải so sánh, phê bình, hay để lại các dấu ấn cá nhân trên bài làm. Hãy chắc chắn sử dụng đúng trích dẫn trong bài làm (in text citations) khi tham khảo kiến thức nhận được từ một nguồn tham khảo, diễn giải một ý tưởng với các cách viết, và cấu trúc câu khác đi hoặc trích dẫn từ một nguồn nào đó.
Kết luận – Hãy đưa ra một tóm tắt ngắn gọn (trong vài câu) về những gì đã trình bày, hoàn tất, và/hoặc là đã biết. Hãy nhấn mạnh các thuận lợi và bất lợi của các tiến trình, kỹ thuật, hoặc thiết kế được đề nghị. Hãy thảo luận về các phần mở rộng khả dĩ thực hiện được của công việc và bất kỳ vấn đề mở thú vị nào đó mà bạn có thể dự tính được. Giống như phần nhập đề, phần này bắt buộc phải ngắn gọn.
Phần Tham khảo – Hãy cung cấp đầy đủ về nguồn sách tham khảo cho mỗi phần trích dẫn tham khảo (HÃY DÙNG ĐỊNH DẠNG THEO HƯỚNG DẪN APA). Các phần tham khảo nên liệt kê theo thứ tự của bảng mẫu tự.
Các Ghi chú Đặc biệt – Xin vui lòng tạo bản sao mềm (điện tử) với tên của bạn trên tựa đề, và bản in ra giấy cho bạn trước khi nộp phần bài viết.
Đạo văn, trong bất kỳ hình thức nào (chép toàn bộ hoặc không thực hiện đúng theo quyền sở hữu các ý tưởng của người khác), sẽ không được khoan hồng và sẽ đưa đến kết quả là không được chấm điểm.
3. Yêu cầu chung khi viết Assignment
3.1. Yêu cầu về hình thức
Tất cả các bài assignment đều được yêu cầu chia thành ba phần mạch lạc: mở bài, thân bài, kết luận.
Trong phần mở bài, các câu hỏi hoặc vấn đề cần thảo luận nên được trình bày rõ ràng để khái quát điều mà người viết đang đề cập. Những vấn đề này sẽ được trình bày và giải quyết trong phần thân bài một cách sâu sắc, tỉ mỉ hơn dưới dạng các luận điểm chính. Đi kèm với mỗi luận điểm là lập luận, quan điểm của tác giả cùng những dẫn chứng minh họa. Phần kết luận, bạn phải tóm tắt lại nội dung đã giới thiệu và phân tích trong hai phần trên để người đọc có được cái kết cho tổng thể bài luận. Hai cách kết bài thông thường đó là tóm gọn lại nội dung vấn đề cần thảo luận hoặc đưa ra câu hỏi mở, gợi ra một vấn đề mới.
Cuối mỗi bài là phần dẫn nguồn tham khảo. Thông thường, các trường ở các nước nói tiếng Anh sử dụng lối dẫn nguồn APA của American Psychological Association (Hội Tâm lí Hoa Kỳ). Yêu cầu quan trọng nhất của APA là đoạn trích dẫn phải được xuất hiện trong bài luận cũng như phần dẫn thông tin tham khảo ở cuối bài. Nếu có một kết cấu mạch lạc với đầy đủ ba phần chính và phần dẫn nguồn theo đúng tiêu chí quốc tế, bạn sẽ tạo được thiện cảm ban đầu của người đọc.
3.2. Yêu cầu về nội dung
Ngữ pháp, chính tả và cách xây dựng câu cú vô cùng quan trọng với một bài luận, đặc biệt là với các ngành học thuộc lĩnh vực Khoa học Xã hội và Truyền thông bởi học viên hoàn toàn có thể bị trừ 0,5 điểm cho một lỗi chính tả. Tất nhiên, các sinh viên nước ngoài sẽ được du di cho một số lỗi khó, nhưng đối với các lỗi chính tả cơ bản, họ vẫn phải nhận điểm trừ không thương tiếc. Để khắc phục nhược điểm này, cách duy nhất là bạn phải tự tìm hiểu các tài liệu tham khảo và luyện viết thường xuyên.
Nội dung được người đọc chú ý nhất trong một bài assignment nằm ở phần thân bài. Người viết nên chia vấn đề thành các luận điểm lớn và thành từng đoạn riêng biệt để dễ phân tích cũng như để thuận tiện cho sự theo dõi của người đọc, tránh trường hợp chưa giải quyết được luận điểm này đã nhảy sang luận điểm khác vì sẽ khiến người đọc có cảm giác vấn đề không được giải quyết thấu đáo. Sau mỗi luận điểm, bạn nên sử dụng một dẫn chứng như trích dẫn một tác phẩm chuyên ngành, một học thuyết hay câu nói của người nổi tiếng nhằm giải thích và tạo sức thuyết phục cho bài viết. Một lưu ý nhỏ là các dẫn chứng càng mang tính thời sự, độc đáo sẽ càng thu hút được sự chú ý của người đọc. Đối với những bài luận yêu cầu quan điểm cá nhân, sẽ thật tuyệt nếu bạn biết khéo léo lồng ghép những trải nghiệm của bản thân mình vào đó.
4. Bí quyết để viết Assignment thành công
– Không có bí quyết nào tuyệt vời hơn cho việc làm thế nào để có một bài assignment hoàn hảo bằng cách đọc và học. Hãy đọc và rút những phương pháp viết trên các trang web như Essaystart hay các bài luận mẫu trên Goldenessay để định hình các ý tưởng viết cho mình.
– Để khắc phục các lỗi chính tả, bạn có thể nhờ ai đó có kinh nghiệm viết luận để đọc qua bài viết để đúc được bài học cho bản thân.
– Cuối cùng, muốn trở thành một người viết luận dày dặn kinh nghiệm, bạn phải chuẩn bị sẵn tinh thần viết đi viết lại để khắc phục các lỗi cố hữu và đưa ra một sản phẩm hoàn hảo cuối cùng.
Với những chia sẻ ngắn gọn trên đây, Tổng đài luận văn 1080 hy vọng bạn sẽ nắm chắc được cấu trúc của assignment để từ đó áp dụng vào bài assignment của mình và đạt được số điểm mong muốn.
Nếu bạn quá bận rộn, không có thời gian viết bài, hãy liên hệ với Tổng đài luận văn 1080 để nhận được sự hỗ trợ của đội ngũ chuyên gia trình độ chuyên môn cao.
The post Assignment Là Gì? Hướng Dẫn Cách Viết Assignment appeared first on Luận văn 1080.
from Luận văn 1080 https://ift.tt/2IEpfHL
via gqrds
No comments:
Post a Comment