Tuesday, February 19, 2019

Lý luận về thực trạng giáo dục quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam

Giáo dục quyền con người, quyền công dân là sự tác động của nhân tố chủ quan được định hướng trong toàn bộ hoạt động của các tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức đoàn thể quần chúng; các tổ chức của Liên Hợp Quốc, tổ chức chính phủ, tổ chức liên chính phủ, tổ chức phi chính phủ bằng nhiều hình thức

Lý luận về thực trạng giáo dục quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam

Lý luận về thực trạng giáo dục quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam

1. Giáo dục quyền con người, quyền công dân của Liên Hợp Quốc và của một số nước trên thế giới

1.1. Giáo dục quyền con người của Liên Hợp Quốc

Liên Hợp Quốc có các cơ quan chính là Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng Kinh tế và xã hội (ECOSOC), Hội đồng quản thác và Tòa án quốc tế.

Theo Hiến chương, mỗi cơ quan trong số các cơ quan này đều có trách nhiệm nhất định trong việc tổ chức bộ máy và các hoạt động về nhân quyền. Tuy nhiên, Điều 62 Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định ECOSOC có vai trò quan trọng nhất trong tất cả các hoạt động nhân quyền. Để giúp việc cho mình, ECOSOC đã thiết lập các cơ quan trực thuộc mình như ủy ban nhân quyền (Commission on Human Rights), ủy ban về vị thế của phụ nữ, ủy ban ngăn ngừa tội ác và tư pháp hình sự. Các ủy ban này có chức năng rất rộng trên các lĩnh vực nhân quyền của Liên Hợp Quốc, đặc biệt là ủy ban nhân quyền, từ việc nghiên cứu các vấn đề, đề xuất xây dựng bộ máy, các chương trình hoạt động, soạn thảo các văn kiện cho đến giám sát thực hiện các văn kiện quốc tế về nhân quyền.

Nghiên cứu các hoạt động của hệ thống Liên Hợp Quốc trên lĩnh vực nhân quyền, có thể nhận thấy rằng: để thực hiện mục tiêu thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, hoạt động của Liên Hợp Quốc hướng vào bốn phương diện chủ yếu sau:

+  Xây dựng hệ thống văn kiện quốc tế về nhân quyền.

+   Xây dựng cơ chế giám sát, đảm bảo việc thực hiện các văn kiện quốc tế về nhân quyền.

+  Xây dựng cơ chế trợ giúp.

+  Tổ chức các hoạt động giáo dục, thông tin, tuyên truyền về nhân quyền.

Trong các hoạt động này, Liên Hợp Quốc coi hai hoạt động: xây dựng hệ thống các văn kiện quốc tế về nhân quyền xây dựng cơ chế giám sát, bảo đảm thực hiện các văn kiện là quan trọng nhất. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa Liên Hợp Quốc coi nhẹ hoạt động xây dựng cơ chế trợ giúp và tổ chức các hoạt động giáo dục, thông tin, tuyên truyền nhân quyền, vì các hoạt động này có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo tiền đề cho nhau. Các hoạt động xây dựng hệ thống văn kiện quốc tế về nhân quyền và xây dựng cơ chế giám sát, bảo đảm việc thực hiện các văn kiện quốc tế về nhân quyền này chỉ thực sự đi vào cuộc sống và phát huy hết giá trị của nó khi thực hiện tốt hoạt động trợ giúp và đặc biệt là hoạt động giáo dục, thông tin, tuyên truyền về nhân quyền.

Hoạt động giáo dục, thông tin, tuyên truyền về nhân quyền của Liên Hợp Quốc đóng vai trò như cầu nối giữa Liên Hợp Quốc với các quốc gia và công chúng trên lĩnh vực nhân quyền, là cơ sở để đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu của Liên Hợp Quốc về nhân quyền.

Các hoạt động thông tin và giáo dục nhân quyền của Liên Hợp Quốc bao gồm việc tổ chức đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, xuất bản các ấn phẩm, tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn, đàm luận và giảng dạy về nhân quyền trên phạm vi toàn cầu. Các hoạt động này nhằm cung cấp những thông tin cơ bản về nhân quyền, tạo ra nhận thức rộng rãi về vấn đề nhân quyền trong nhân dân thế giới.

Về hoạt động thông tin

Các hoạt động về truyền bá thông tin về nhân quyền đã được Liên Hợp Quốc chính thức đề cập đến từ năm 1948, trong Nghị quyết 43/128, ngay sau khi thông qua Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền. Trong quá trình tồn tại và hoạt động của mình, Liên Hợp Quốc ngày càng mở rộng hoạt động này cả về quy mô và hình thức.

Các tài liệu truyền thông về nhân quyền do hai cơ quan này tổ chức sản xuất, phát hành rất phong phú, đa dạng như: phim, ảnh, tạp chí, bản tin, sách chuyên khảo, sách bỏ túi và tập hợp các văn kiện quốc tế về nhân quyền.

Hoạt động giảng dạy nhân quyền cũng được Liên Hợp Quốc đề cập từ năm 1948, trong Nghị quyết 2170 (III). Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết này nhằm bày tỏ sự cần thiết phải tổ chức các hoạt động giáo dục về nhân quyền một cách rộng rãi trên toàn cầu.

Từ năm 1995, để thúc đẩy mạnh mẽ hơn các hoạt động giáo dục nhân quyền trên thế giới, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã phát động một chiến dịch giáo dục nhân quyền với tên gọi: “Thập kỷ giáo dục nhân quyền”. Chiến dịch này sẽ kéo dài từ năm 1995 đến năm 2004, và diễn ra trên toàn thế giới.

Liên Hợp Quốc phát động chiến dịch “Thập kỷ giáo dục nhân quyền” nhằm đạt được các mục tiêu:

  Đánh giá các nhu cầu và hoạch định chiến lược cho giáo dục nhân quyền từ các cấp học trong nhà trường đào tạo nghề và các chương trình đào tạo chính thức; xây dựng và tăng cường các chương trình và năng lực cho giáo dục nhân quyền cho tường địa phương, khu vực trong các quốc gia; phát triển có tính chất điều phối các tài liệu về giáo dục nhân quyền; tăng cường vai trò và năng lực của phương tiện thông tin đại chúng đối với việc thúc đẩy giáo dục nhân quyền; phổ biến rộng rãi toàn cầu về Tuyên ngôn nhân quyền thế giới bằng nhiều ngôn ngữ nhất có thể thực hiện theo các hình thức tương ứng ở các cường độ khác nhau, kể cả người tàn tật, mù chữ, thất học.

Các chủ thể chính thực hiên chương trình này: Chính phủ, tổ chức nhân quyền quốc gia, Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền, Trung tâm nhân quyền Liên Hợp Quốc. UNESCO, các tổ chức quốc tế khác (tổ chức liên chính phủ, tổ chức phi chính phủ), Các cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc như UNICEF, UNDP, ILO, Trung tâm phát triển các vấn đề xã hội và nhân đạo…

Đánh giá về Thập kỷ nhân quyền của Liên Hợp Quốc:

Tháng 4 năm 2000 “Thập kỷ giáo dục nhân quyền” của Liên Hợp Quốc đã thực hiện được 6 năm. Văn phòng Cao ủy nhân quyền và UNESCO đã phát động cuộc khảo sát toàn thế giới về giáo dục nhân quyền, nhằm đánh giá những tiến bộ đã đạt được trong 5 năm đầu của Thập kỷ, và đã đưa ra một số kết quả, kiến nghị các khu vực:

+  Các khuyến nghị tổng thể:

Tập trung vào các chủ thể cơ bản và việc thực hiện ở mọi cấp độ, lĩnh vực giáo dục nhân quyền, các khái niệm và phương pháp; giáo dục nhân quyền cần phải tạo cơ sở tiền đề cho các văn kiện nhân quyền, cơ chế bảo vệ, và các trình tự đảm bảo cho việc đánh giá các phương pháp giảng dạy; tính tích cực, sáng tạo liên quan đến đời sống của công chúng phải được sử dụng và vấn đề nhân quyền nên được giới thiệu trong một khuôn khổ phù hợp; sự nhạy cảm về giới cần được nhấn mạnh trong tất cả các hoạt động giáo dục, môi trường có thể cho các nhà giáo dục nhân quyền (kể cả việc cung cấp thông tin, các cơ sở đào tạo, các trang thiết bị) và bảo vệ việc lạm dụng giới cần được bảo đảm; và những ưu tiên cần dành cho những chiến lược, mục tiêu ổn định (đào tạo giảng viên), việc đưa giáo dục nhân quyền vào trong các chương trình đào tạo nhân quyền có liên quan.

+  Các khuyến nghị ở cấp độ quốc gia:

Các chính phủ cần khẳng định lại cam kết và nghĩa vụ mà họ đã nhận liên quan đến GDNQ và tăng cường tiến hành thực hiện để có thể hiện thực hóa tất cả thành tựu quan trọng vào cuối thập kỷ nhân quyền; các chính phủ cần khuyến khích và thúc đẩy các chiến lược quốc gia về giáo dục nhân quyền mang tính chất phổ thông để đảm bảo hiệu quả và lâu dài. Những chiến lược như thế phải được thể hiện trong các chương trình quốc gia về GDNQ (theo hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về vấn đề này). GDNQ cần phải được xem như là một bộ phận của các chương trình phát triển quốc gia và các chương trình hành động quốc gia có liên quan (các chương trình hoạt động về nhân quyền nói chung, hoặc các chương trình hành động có liên quan đến phụ nữ, trẻ em, dân tộc ít người, người bản xứ); các chính phủ, tổ chức phi chính phủ cần phải được thừa nhận với thái độ tôn trọng những khả năng của họ trong việc tăng cường hơn nữa việc GDNQ. Các quan hệ đối tác cần phải được thiết lập khi cơ hội cho sự hợp tác diễn ra. Việc sử dụng tối đa các chương trình hiện hữu, các nguồn lực, cơ sở vật chất đang có cho GDNQ; phải có hệ thống điều phối và hợp tác hiệu quả và tốt hơn trong các cơ quan chính phủ; đồng thời các tổ chức NGO cần phát triển và thực hiện các chiến lược khuyến khích chính phủ, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ để đưa GDNQ vào tất cả mọi hình thức và lớp học đối với trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn. Và phải có sự giám sát các chiến lược đó. Các nguồn lực quốc tế và các tài liệu mang tính quốc tế cần được chuyển tải phù hợp với điều kiện văn hóa và ngôn ngữ địa phương.

+  Các khuyến nghị có tính chất cấp khu vực:

Các tổ chức GDNQ khu vực nòng cốt cần phải được hỗ trợ để nâng cao hơn nữa năng lực GDNQ trong các khu vực kể cả việc trợ giúp tổ chức các cuộc hội thảo khu vực, các khóa đào tạo giảng viên. Sự liên kết và chia sẻ tài liệu cụ thể trong khu vực. Các chương trình cụ thể có tính khu vực, cơ chế điều phối phải tối đa hóa sự tham gia của các chủ thể quốc gia, có thể là chủ thể chính phủ, phi chính phủ trong các chương trình GDNQ. Các chương trình có tính khu vực như vậy cần phải liên kết với các chương trình khu vực được hỗ trợ bởi Liên Hợp Quốc. Phải có chiến lược phân phối về tài liệu về nhân quyền trong toàn bộ khu vực; sự liên kết cần phải được thiết lập giữa các phương tiện thông tin đại chúng với các nhóm trong xã hội để có thể đưa GDNQ vào các chương trình đào tạo; các tổ chức liên chính phủ hiện nay cần phải được khuyến khích để đưa GDNQ vào chương trình của họ và xác định những nguồn hỗ trợ liên quan trong khuôn khổ thập kỷ nhân quyền.

+  Các khuyến nghị có tính chất cấp độ quốc tế:

Các tổ chức của Liên Hợp Quốc cần phải thông qua một chiến lược mang tính rộng rãi cho thập kỷ Giáo dục nhân quyền. Cơ chế điều phối hiệu quả cần phải được phát triển và phát triển vai trò của cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền trong cơ chế đó; vấn đề đào tạo về nhân quyền cần phải thực hiện cho tất cả nhân viên của Liên Hợp Quốc; GDNQ cần đưa vào các chương trình nghị sự đặc biệt của Đại hội đồng, tiếp theo là Hội nghị thượng đỉnh thế giới về trẻ em 2001. Văn phòng cao ủy theo yêu cầu của Đại hội đồng cần phải giám sát sự phát triển của GDNQ trong thập kỷ nhân quyền này.

Kể từ khi Liên Hợp Quốc được thành lập với công việc lập pháp về nhân quyền, gìn giữ hoà bình và an ninh thế giới đã đóng góp một cách tích cực trong việc đẩy mạnh việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền. Các chương trình giáo dục nhân quyền đã thực sự được đẩy mạnh sau các hội nghị nhân quyền thế giới lần thứ nhất (năm 1968 tại Tê-hê-ran); Hội nghị về Giáo dục nhân quyền năm 1978 do UNESCO triệu tập và Hội nghị thế giới về nhân quyền lần thứ hai năm 1993 tại Viên (áo) đã thông qua Nghị quyết 49/184 ngày 23/12/1994 về Thập kỷ giáo dục nhân quyền và đến nay như đã đề cập ở trên: Thập kỷ đã được phát động trên phạm vi toàn cầu và đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Các khuyến nghị được Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền và UNESCO đưa ra sau khi có kết quả khảo sát đánh giá giai đoạn đầu của việc thực hiện Thập kỷ Giáo dục nhân quyền là có căn cứ khoa học. Việc khuyến nghị ở các cấp độ chung, khu vực, quốc gia và quốc tế sẽ thực sự có ý nghĩa để đẩy mạnh hơn nữa việc hưởng ứng Thập kỷ và thực hiện ở những năm tiếp theo.

Hiện nay, hầu hết các khu vực đã triển khai chương trình giáo dục nhân quyền để hưởng ứng Thập kỷ Giáo dục nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Nhiều tổ chức giáo dục, đào tạo, thông tin chung về nhân quyền đã tổ chức các hội nghị, khoá học ngắn về nhân quyền để phổ biến các kiến thức, kỹ năng, chuẩn mực quốc tế về nhân quyền. Nhiều khu vực đã hình thành cơ chế nhân quyền như việc thành lập ủy ban nhân quyền khu vực. Riêng châu á chưa có cơ chế nhân quyền khu vực. Tuy nhiên, dự kiến một bản Hiến chương nhân quyền châu á có thể được Liên minh Nghị viện châu á vì hòa bình (Việt Nam là một thành viên) thông qua trong năm nay (2002), sẽ là tiền đề để tiến tới thiết lập cơ chế nhân quyền khu vực.

 Liên Hợp Quốc cùng các cơ quan chuyên môn cũng đã tham gia tích cực trong việc trợ giúp cả về kinh phí và kỹ thuật. Nhờ đó hiệu quả các chương trình giáo dục ngày càng nâng cao; tuy nhiên, nhân quyền là vấn đề còn có những bất đồng lớn về mặt quan điểm, nhận thức nên vẫn còn tồn tại cơ chế đơn lẻ cho việc huy động có tính toàn cầu tất cả các chiến lược GDNQ, các tiềm năng của nó chưa phải đã được sử dụng hiệu quả. Hơn nữa sự khó khăn không những về mặt nguồn lực con người mà khó khăn cả về kỹ thuật và tài chính cũng là một thách thức.

1.2. Giáo dục nhân quyền ở một số nước trên thế giới

Hiện nay nhiều nước đã hình thành chương trình giáo dục quyền con người, quyền công dân như: úc: Có chương trình giáo dục công dân và nhóm chuyên gia về giáo dục công dân, thành lập 1994; áo: Bộ Giáo dục và các công việc văn hóa, tập trung vào việc giới thiệu nhân quyền trong các trường học của áo, với sự giúp đỡ của phòng giáo dục công dân và Trung tâm dịch vụ giáo dục nhân quyền; Botswana: Có chương trình về giáo dục công dân, chính sách giáo dục cơ bản 10 năm; Canađa: Chính sách chủ nghĩa đa văn hóa được chuyển tải vào trong các hình thức khác nhau ở địa phương, các chương trình như nghiên cứu văn hóa để thống nhất về vấn đề nhân quyền, các kỹ năng công dân và giáo dục giá trị; Colombia: có trường trung học Escula-Nueva đã được trợ giúp để có một chương trình dẫn đầu trong khu vực liên quan đến phương pháp sư phạm mới giảng dạy trẻ em và các thầy giáo về các vấn đề về tự quản và quyền; Đan Mạch: Có một chương trình giáo dục nhân quyền cho các trường học và hai khóa cho các thầy giáo. Các đơn vị trợ giúp này bao gồm Trung tâm nhân quyền Đan Mạch (DCHR), Trung tâm trợ giúp giảng dạy, cao đẳng sư phạm, Trường Nghiên cứu giáo dục Hoàng gia, Hội chữ thập đỏ, Hội đồng về tị nạn và Tổ chức ân xá quốc tế trợ giúp nhà thờ của Đan Mạch; Vương quốc Anh: Năm 1998, một đạo luật về nhân quyền đã được Hạ Nghị viện Anh thông qua. Hiện có chương trình đạo tạo tư pháp ở Anh và Xứ Wales. Và có khoảng 3.500 thẩm phán, 33.000 hội thẩm đã được đào tạo về nhân quyền. Một chương trình quốc gia mới cho các trường học ở Anh và Xứ Wales bao gồm một bộ phận nhận thức về nhân quyền, được coi là một bộ phận của chương trình giáo dục công dân nhằm tạo ra ý thức nhân quyền; Cộng hòa Liên bang Đức: Các cuộc hội thảo đã được thiết kế và tổ chức trong suốt thời gian từ 1982 – 1994, cho sinh viên, thầy giáo và học sinh về giáo dục xã hội với chủ đề là giáo dục hòa bình, công lý và nhân quyền. Guyvana: UNICEF và Bộ Giáo dục đã đạt được một chương trình nhằm mục đích phát triển hơn về các lớp học có trẻ em: “Trẻ em thân thiện” và nhằm thực hiện các điều khoản quốc tế về quyền trẻ em để có thể áp dụng một cách trực tiếp vào giáo dục; Hà Lan: Có Trung tâm giáo dục công dân: nhấn mạnh không chỉ việc chuyển giao kiến thức mà nghiên cứu bằng hành động, bằng việc làm; Thụy Điển: Một trong những mục tiêu giáo dục chính trị của Thụy Điển là khuyến khích học sinh hiểu biết các giá trị dân chủ theo đó, chia sẻ trách nhiệm và phương pháp làm việc dân chủ đã trở nên ngày càng quan trọng; Mỹ: Đã có lịch sử lâu đời về tầm quan trọng về việc giáo dục công dân và giáo dục lớp trẻ trở thành công dân tốt đã trở thành yếu tố quan trọng nhất trong nghiên cứu giáo dục ở Mỹ; Liên Bang Nga: Sau 1990, những khóa học bắt buộc về giáo dục công dân, giáo dục nhân

 

quyền đã bị xóa bỏ. Năm 1992, Luật Giáo dục mới của Nga đã được thông qua với Điều 2 quy định các nguyên tắc mới, trong đó có giáo dục về nhân đạo; Nauy: Có một cơ quan thanh tra về trẻ em “Ombudsman for children” và Bộ trẻ em và các công việc gia đình.

Một số nước thuộc khu vực châu á cũng hình thành chương trình giáo dục quyền con người như: ấn Độ có một chương trình bắt buộc liên quan đến hệ thống chính trị và Hiến pháp ấn Độ, tình hình nhân quyền trên thế giới, đặc biệt là sự vi phạm nhân quyền của chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa Apácthai và những văn kiện lịch sử chính như Tuyên ngôn độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền; Malaixia: Bộ luật Giáo dục năm 1995 không đề cập đến sự cần thiết phải giáo dục công dân mặc dù chương trình giáo dục quốc gia đã đưa các giá trị công dân vào trong chương trình môn học lịch sử ở cấp trung học; Pakistan: Tổ chức “Xã hội vì sự tiến bộ của giáo dục” là tổ chức phi chính phủ không mang tính lợi nhuận, thành lập năm 1982, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; Xirilanca: Là một nước đa tôn giáo, đa chủng tộc giống nhiều nước Asian khác, năm 1994, Trung tâm nghiên cứu về nhân quyền của Trường Đại học Colombo đã phát động thông qua Bộ Giáo dục đào tạo một chương trình giáo dục nhân quyền có chọn lọc. Bắt đầu thiết lập các Trung tâm nhân quyền của sinh viên ở 25 trung tâm, 8 tỉnh. Đến nay, đã có 65 Trung tâm nhân quyền trên cả nước; Philippin: Năm 1991, Tổ chức Ân xá quốc tế của Philippin (AIP) bắt đầu thực hiện một dự án giáo dục tự do với sự giúp đỡ tài chính của Operasjon – một tổ chức thanh niên Nauy – Norwegian Youth, mục đích của nó là công bố nhân quyền ở cả nông thôn và thành thị; Campuchia: Liên đoàn “Thúc đẩy và bảo về nhân quyền Campuchia” được thành lập năm 1992, căn cứ vào Hiệp định Hòa bình Pari năm 1991, đã xác định nhu cầu giáo dục nhân quyền ở Campuchia. Theo Điều 16 của Hiệp định, cơ quan chuyển tiếp Liên Hợp Quốc ở Campuchia (UNTAC) sẽ thực hiện chương trình giáo dục nhân quyền để khuyến khích tôn trọng và hiểu biết về nhân quyền.

Nghiên cứu qua nội dung chương trình giáo dục quyền con người ở một số nước trên thế giới đến nay cho thấy: các nước hầu như cũng chưa phân biệt rõ ràng sự khác nhau giữa giáo dục quyền con người với giáo dục quyền công dân, mà đa phần là sự lồng

 

ghép giữa hai nội dung này với nhau. Về nội dung chương trình giáo dục cho thấy cũng chưa có nước nào có nội dung chính thức cho từng nhóm đối tượng khác nhau, mà mỗi nước có cách thức giáo dục, nội dung và phương pháp riêng. Điều này cũng là lẽ thường, vì giáo dục nhân quyền phụ thuộc nhiều các yếu tố về lịch sử, kinh tế, xã hội, tập quan và hệ thống pháp luật của mỗi nước. Hưởng ứng Thập kỷ giáo dục nhân quyền cũng đã có nhiều nước thiết lập cả Chương trình hành động quốc gia về giáo dục nhân quyền.

2. Hoạt động Giáo dục quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam hiện nay

Xuất phát từ quan điểm “bảo vệ và phát triển quyền con người chính là lý tưởng của những người cộng sản, của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là bản chất của chế độ ta, của nhà nước ta” [73, tr. 5], Đảng và Nhà nước ta cho rằng quyền con người là giá trị cao quý nhất của nhân loại, là mục tiêu phấn đấu của mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới; công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta chính là sự tiếp nối các giai đoạn cách mạng trước đây trong việc bảo vệ và phát triển quyền con người, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tuy nhiên, trong suốt thời gian qua các nước phương Tây luôn lợi dụng vấn đề nhân quyền để bôi nhọ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, can thiệp vào công việc nội bộ nước khác. Mặt khác, một bộ phận không nhỏ dân chúng do thiếu nhận thức đầy đủ, do thiếu thông tin nên đã hiểu sai bản chất của nhà nước ta, hiểu sai lệch tình hình nhân quyền ở nước ta. Để giải quyết vấn đề này Đảng, Nhà nước ta chủ trương: “Chúng ta cần phải tiếp nhận có chọn lọc những giá trị chung của nhân loại trên cơ sở những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước; ngăn ngừa những kẻ xấu lợi dụng nhân quyền, dân chủ để can thiệp vào công việc nội bộ, vào chủ quyền quốc gia” [79, tr. 2]. Để thực hiện được chủ trương này cần phải: “Tăng cường tuyên truyền giáo dục các quan điểm đúng đắn, phê phán các quan điểm sai lầm, những nhận thức mơ hồ về dân chủ và nhân quyền” [79, tr. 2].

 Thực hiện mục tiêu tăng cường giáo dục quyền con người, quyền công dân của Đảng, Nhà nước; các cơ quan chức năng của Việt Nam đã tăng cường tổ chức các hoạt động liên quan đến vấn đề này và đã thu được những kết quả nhất định.

+  Hoạt động của Trung tâm nghiên cứu quyền con người.

*  Trung tâm nghiên cứu quyền con người, thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, được thành lập tháng 9/1994. Chức năng của trung tâm là nghiên cứu và giảng dạy, giáo dục về quyền con người, quyền công dân. Cụ thể:

 Giảng dạy về quyền con người, quyền công dân trong hệ thống Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, bao gồm Trung tâm Học viện và 4 phân viện ở Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh; mạng lưới 61 Trường chính trị thuộc 61 tỉnh, thành phố trong cả nước.

  Nghiên cứu giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về quyền con người, quyền công dân trong xã hội.

  Biên soạn chương trình, giáo trình, giáo khoa và các tài liệu về quyền con người, quyền công dân.

  Chỉ đạo và hướng dẫn nội dung, chương trình, bồi dưỡng giảng viên môn học về quyền con người, quyền công dân cho các phân viện và các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Mặc dù mới được thành lập nhưng Trung tâm đã thực hiện có kết quả nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học, xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, đào tạo đội ngũ giảng viên và giảng dạy về giáo dục về quyền con người, quyền công dân. Riêng trong năm 2000 Trung tâm đã thực hiện các hoạt động sau:

Hoạt động giảng dạy về quyền con người, quyền công dân trong hệ thống Học viện; thực hiện giảng dạy bộ môn “lý luận về quyền con người” cho 20 lớp cử nhân chính trị tập trung, tại chức, với tổng số 20 lớp, 2.000 lượt học viên; hoàn thành việc soạn thảo mới giáo trình “lý luận về quyền con người” và giảng dạy cho các đối tượng là nghiên cứu sinh, cao học chuyên ngành Luật, các lớp bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân, bồi dưỡng cán bộ hành chính; bồi dưỡng lý luận cho các cán bộ cơ quan nhà nước, các đoàn thể xã hội, và các lớp tập huấn về giới, quyền bình đẳng của phụ nữ và quyền trẻ em ở trong và ngoài học viện.

Hoạt động giáo dục, tuyên truyền về quyền con người, quyền công dân trong xã hội:

  Năm 2000 Trung tâm đã kết hợp với UNICEF Hà Nội, ủy ban Bảo vệ, chăm sóc trẻ em Việt Nam thực hiện nhiều hoạt động tuyên truyền giáo dục quyền con người, quyền công dân; đặc biệt về giới, quyền bình đẳng của phụ nữ và quyền trẻ em, cụ thể:

+   Tổ chức và hỗ trợ tổ chức 41 hoạt động giáo dục, tuyên truyền về giới và quyền trẻ em. Trong đó được phân ra: 01 hội nghị giảng viên kiêm chức về quyền trẻ em, 01 hội thi nhận thức về quyền trẻ em, 01 khóa tập huấn đào tạo giảng viên kiêm chức về quyền trẻ em; 01 khóa tập huấn liên tỉnh, 04 khóa tập huấn nhỏ và 33 khóa tập huấn tỉnh, huyện. Tổng số cán bộ Đảng, Nhà nước, đoàn thể được tập huấn về giới và quyền trẻ em chương trình trên là 1.300 người.

+   Xuất bản 02 tập tài liệu tập huấn về quyền trẻ em, trong đó có 01 tập tài liệu giảng dạy 320 trang với hệ thống 05 bài giảng được xây dựng theo phương pháp giảng dạy mới; và một tập tài liệu tình huống 78 trang, 30 bài tập tình huống tương ứng với 05 bài giảng của tập tài liệu giảng dạy.

+  Xuất bản 02 bản tin lưu hành nội bộ về quyền con người và quyền trẻ em gồm: Bản tin “Thông tin quyền con người” ra 3 tháng một kỳ với nội dung đề cập đến những vấn đề lý luận, thực tiễn cơ bản về quyền con người, quyền công dân trên thế giới và ở

Việt Nam; bản tin “Vì quyền trẻ em” ra

03 tháng một kỳ với nội dung là diễn đàn của những người làm công tác giảng dạy tuyên truyền và giáo dục về quyền phụ nữ và quyền trẻ em.

Hoạt động nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác liên quan đến giáo dục quyền con người, quyền công dân.

 Nghiệm thu 02 đề tài mang tính lý luận cơ bản về quyền con người, quyền công dân: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người”, “lý luận về quyền con người”.

+   Triển khai nghiên cứu đề tài: Sự phát triển về quyền con người trên lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa trong thời kỳ đổi mới ở nước ta.

 Tổ chức nhiều hội thảo khoa học về các phương diện khác nhau của quyền con người, quyền công dân nhằm cập nhật thông tin, làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn về quyền con người, quyền công nhân như:

+  Hội thảo: Hiến pháp, pháp luật về quyền con người – kinh nghiệm Việt Nam và Thụy Điển. Cuộc hội thảo này nhằm trao đổi kinh nghiệm giữa các nhà khoa học Việt Nam – Thụy Điển trong việc bảo đảm quyền con người của các cơ quan hành pháp, lập pháp, tư pháp giữa hai nước.

+   03 hội thảo về quyền con người trong hoạt động tố tụng hình sự các cuộc hội thảo này nhằm trao đổi thông tin kiến thức về quyền con người, luật quốc tế về quyền con người, những kinh nghiệm thực tiễn trong việc thực thi pháp luật, bảo đảm quyền con người giữa các nhà khoa học Việt Nam – Thụy Điển và cán bộ làm công tác thực tiễn trong ngành kiểm sát ở nước ta.

+   Hội thảo: Nâng cao kỹ năng soạn thảo báo cáo quốc gia các công ước quốc tế về quyền con người;

+   Hội thảo: Quyền, lợi ích của phụ nữ và trẻ em trong quan hệ hôn nhân – gia đình; Hội thảo: Tập tục truyền thống với việc bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ và quyền trẻ em ở Việt Nam.

  Hoạt động giáo dục quyền con người, quyền công dân của Trung tâm nghiên cứu quyền con người trên lĩnh vực truyền thông, ấn bản phẩm:

+   Các ấn bản phẩm lưu hành nội bộ, phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy như: Các văn kiện quốc tế và quốc gia về quyền con người, xuất bản năm 1995 (đề tài KX 07-16); quyền con người của tác giả Jacques Mourgon – giáo sư trường Đại học khoa học xã hội Toulrase – xuất bản năm 1995 (đề tài KX 07-16); tài liệu tham khảo phục vụ lãnh đạo, nghiên cứu do Trung tâm nghiên cứu quyền con người và Phòng thông tin – tư liệu – Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh xuất bản.

– Tạp chí Vì quyền trẻ em ra 3 tháng 1 kỳ là diễn đàn công tác giảng dạy, tuyên truyền về quyền trẻ em; Tạp chí thông tin, quyền con người ra 03 tháng 1 kỳ, giới thiệu quan điểm của Đảng, Nhà nước, cung cấp thông tin trong nước và quốc tế về quyền con người.

   Giáo trình quyền trẻ em: Do Trung tâm nghiên cứu quyền con người và UNICEF thực hiện năm 2000. Là tài liệu giáo dục, tuyên truyền về quyền trẻ em. Tài liệu này dùng để tập huấn cho các giảng viên tổ chức các lớp tập huấn về quyền trẻ em cho các học viên là các cán bộ đang làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức xã hội.

  Các tình huống nghiên cứu về quyền trẻ em do Trung tâm nghiên cứu quyền con người và UNICEF xuất bản năm 2000. Tài liệu này được xây dựng đồng bộ với giáo trình “quyền trẻ em”, nhằm cung cấp nhu cầu về giảng dạy, tuyên truyền về quyền trẻ em  Việt Nam nói chung và Trung tâm nói riêng.

 Quyền trẻ em – sách chuyên đề phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và thực hiện quyền trẻ em do Trung tâm nghiên cứu quyền con người xuất bản tháng 6/2000.

Nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn nhân quyền sau hơn mười lăm năm thực hiện đường lối đổi mới, Trung tâm đang triển khai đề tài khoa học cấp nhà nước: “Nhân quyền – thành tựu sau mười lăm năm đổi mới”. Kết quả nghiên cứu để tài này chắc chắn sẽ tạo cơ sở lý luận mới cho việc thúc đẩy quyền con người  nước ta trong những năm đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân.

*  Hoạt động của ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam trên lĩnh vực giáo dục quyền con người, quyền công dân:

 Công ước Liên Hợp Quốc về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) thông qua và mở cho các nước ký, phê chuẩn và gia nhập theo Nghị quyết 34/180 ngày 18/12/1979 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và có hiệu lực từ ngày 3/9/1981 theo điều 27 (1) của công ước. Việt Nam là nước thứ 6 ký công ước năm 1979 và ngày 27/11/1981 Hội đồng Nhà nước Việt Nam đã phê chuẩn công ước này.

Từ khi phê chuẩn công ước CEDAW, Đảng và nhà nước ta đã thực hiện nhiều biện pháp, nhiều hoạt động để thực hiện công ước này. Đặc biệt tại hội nghị thế giới lần thứ IV về phụ nữ của Liên Hợp Quốc tổ chức tại Bắc Kinh – Trung Quốc tháng 9/1995, Chính phủ Việt Nam đã chính thức công bố “Chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000”. Đây là sự cam kết chính thức của Chính phủ Việt Nam trước thế giới về việc thực hiện chiến lược toàn cầu vì mục tiêu “bình đẳng – phát triển – hòa bình”. Tháng 10 năm 1997 Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt “kế hoạch hành động quốc gia đến năm 2000 vì sự tiến bộ của phụ nữ”. ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam là cơ quan chuyên trách thực hiện kế hoạch hành động quốc gia này được thành lập theo quyết định số 72/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/2/1993 trên cơ sở kiện toàn và đổi tên từ ủy ban quốc gia về thập kỷ phụ nữ của Việt Nam.

 Kế hoạch hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000 đề cập đến 11 mục tiêu trong đó có mục tiêu đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền vì mục đích góp phần nâng cao nhận thức về quyền bình đẳng nam – nữ (mục tiêu 8) [49 tr. 22]. Theo mục tiêu này, đến năm 2000 nhằm tăng cường vai trò và sự tham gia của phụ nữ trong công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về bình đẳng giới, phát huy phẩm chất truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam; kế hoạch đề ra hai mục tiêu cụ thể là tăng cường tuyên truyền về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào công tác truyền thống.

Để thực hiện được mục tiêu tăng cường tuyên truyền về bình đẳng giới bản kế hoạch đưa ra 7 biện pháp nhằm chủ trì, phối kết hợp với Bộ Văn hóa thông tin, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam và Trung ương Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường tuyên truyền, giáo dục thực hiện công ước của Liên Hợp Quốc về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, cương lĩnh hành động toàn cầu vì sự tiến bộ của phụ nữ và chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000.

ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam xác định công tác thông tin, tuyên truyền, huấn luyện và phương tiện chủ yếu để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về bình đẳng giới.

  Hàng quý, ủy ban ra bản tin “phụ nữ và tiến bộ”, để kịp thời chỉ đạo và thông tin tới các ban vì sự tiến bộ của phụ nữ. Đến thời điểm năm 2000 đã ra được 24 số bằng

tiếng việt và 5 số bằng tiếng Anh. Hiện nay đã xuất bản 25 đầu sách và tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu, huấn luyện về giới, kỹ năng hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ ở cơ sở; phát hành 4 loại áp phích cơ động với 5.000 bản, đặt trên đường phố Hà Nội và một số tỉnh, thành; thực hiện 4 chương trình quảng cáo phát trên kênh VTV1 và các đài truyền hình địa phương; làm 10 chuyên đề về bình đẳng giới phát sóng trên đài truyền hình TW, đài tiếng nói Việt Nam; tổ chức 5 lớp tập huấn, đào tạo nhằm nâng cao kiến thức về giới cho hơn 2.500 lượt người thuộc đối tượng thực hiện kế hoạch vì sự tiến bộ phụ nữ, đặc biệt là tập huấn cho các đồng chí lãnh đạo cao cấp (Thứ trưởng và tương đương, Phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng ban vì sự tiến bộ phụ nữ); tập huấn cho 144 nữ ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa 10, góp phần nâng tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội lên 26,22%, đứng hàng thứ hai châu á – Thái Bình Dương về tỷ lệ đại biểu quốc hội (sau Niu-di-lân); tập huấn cho 18.000 nữ ứng cử viên của cấp phục vụ bầu cử Hội đồng nhân dân ba cấp khóa 1994 – 2004; hoàn thành có chất lượng báo cáo quốc gia lần hai, báo cáo ghép lần thứ 3 và 4 về tình hình thực hiện công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) theo quy định của Liên Hợp Quốc.

Hoạt động của các cơ quan khác trong thực hiện kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam 1997 – 2000. Trên lĩnh vực giáo dục quyền con người, quyền công dân.

+  Bộ Giáo dục và Đào tạo trong năm học 1999 – 2000 đã tổ chức rà soát chương trình và nội dung dạy học các bậc phổ thông, điều chỉnh chương trình dạy học và khối trường đại học, đưa một số nội dung giáo dục mang tính toàn cầu vào nhà trường như giáo dục dân số, môi trường, giới…

+   UBQG đã phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tổ chức tuyên truyền rộng rãi qua các cuộc họp, hội thảo, các phương tiện thông tin đại chúng về công ước CEDAW. Các ngành, các cấp còn coi trọng công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước có liên quan đến quyền lợi của phụ nữ. Nhiều đơn vị đã tổ chức các hoạt động bồi dưỡng nâng cao kiến thức về quyền, lợi ích của phụ nữ với các hình thức phong phú như sinh hoạt câu lạc bộ phụ nữ, hội thi, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm, gặp mặt truyền thống… mang tính giáo dục thu hút đông đảo phụ nữ tham gia.

+  Hội Liên Hiệp phụ nữ đã xây dựng chương trình hành động phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em với nhiều nội dung cụ thể, đặc biệt là đã phát động hai phong trào thi đua yêu nước: “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc”, “phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, cần kiệm xây dựng đất nước” đã được đông đảo phụ nữ tham gia.

+   Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam và các phương tiện thông tin khác, đã tích cực tuyên truyền các nội dung liên quan đến lợi ích của phụ nữ.

+  Các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về vai trò gia đình đối với xã hội nhằm nâng cao nhận thức của phụ nữ về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ, giữ gìn và xây dựng hạnh phúc gia đình. Các ban vì sự tiến bộ của phụ nữ đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, xây dựng gia đình văn hóa theo chuẩn mực no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

+   Hội Liên Hiệp phụ nữ thực hiện nghiên cứu hai đề tài: “Phụ nữ và vấn đề gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, “vai trò của gia đình xã hội hóa giáo dục trẻ em”.

+   Trung tâm nghiên cứu phụ nữ và gia đình thuộc ủy ban Khoa học xã hội và nhân văn đã có nhiều đề tài nghiên cứu và cung cấp nhiều thông tin bổ ích về vấn đề gia đình và vai trò của gia đình trong cơ chế quản lý mới.

+   Hội phụ nữ các cấp ở Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức các hội thi như: “Kỹ năng gia đình trẻ”, có 23 đội, 21 quận, 115 thí sinh tham gia; phát động phát triển toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, đã bình chọn 310 khu dân cư xuất sắc, 312 hộ gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa cấp Thành phố; tuyên truyền, phổ biến kiến thức xây dựng gia đình cho hơn 66.860 hội viên; xây dựng câu lạc bộ gia đình tận các ấp phố hiện đã có 9.950 thành viên nữ, 9.300 thành viên nam tham gia đạt kết quả.

+  Về môi trường, giáo dục truyền thông đào tạo, đã triển khai dự án tại 37 xã của 32 tỉnh, thành phố trong cả nước với nội dung; xây dựng làng vệ sinh sạch đẹp, xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh, hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; xử lý chất thải làng nghề…

+  Thành hội phụ nữ Hà Nội phát động phong trào vận động nhân dân không vứt rác ra đường, thực hiện chiến dịch “xanh, sạch, đẹp”. Chị em phụ nữ đã gương mẫu thực hiện phong trào này.

+    TW Hội LHPN đã có những hoạt động tích cực tuyên truyền nói chuyện chuyên đề, hội thảo, vận động nhân dân các vùng nông thôn xây nhà tắm, dùng nước sạch, đào giếng, xây bể nước mưa, cải tạo bếp đun.

+  Thực hiện mục tiêu thứ 8 của Kế hoạch hành động, Bộ Văn hóa thông tin chủ trì thực hiện 9 nội dung của mục tiêu thông tin đại chúng; phối hợp với ủy ban quốc gia tổ chức hội nghị truyền thông quốc gia, xây dựng một bản cam kết hành động, hướng việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng vào công tác tuyên truyền, nêu cao vai trò của phụ nữ, tránh tình trạng thương mại hòa hình ảnh người phụ nữ trong các phương tiện thông tin đại chúng và trước công chúng.

+  Hầu hết các đơn vị từ Trung ương đến địa phương đều triển khai học tập Nghị quyết Trung ương lần thứ VIII nâng cao tinh thần yêu nước, thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của công dân.

Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, giáo dục trong nhân dân và phụ nữ về tinh thần cảnh giác cách mạng, chống âm mưu diễn biến hòa bình và các luận điệu xuyên phục của kẻ thù, tích cực ủng hộ phong trào hoạt động vì hòa bình của phụ nữ các nước trong khu vực và trên thế giới.

* Hoạt động giáo dục quyền trẻ em.

Với quan điểm: “Tiến bộ của trẻ em phải là một mục tiêu chủ chốt của sự phát triển chung của quốc gia: Nó cũng phải là một bộ phận thống nhất của chiến lược phát triển thế giới rộng lớn hơn đối với thập kỷ phát triển thứ ta của Liên Hợp Quốc. Vì trẻ em của hôm nay là những công dân của thế giới ngày mai, nên sự sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em là điều kiện tiên quyết đối với sự phát triển tương lai của loài người” [30, tr. 14], ngay từ rất sớm Đảng, Chính phủ và nhân dân ta đã luôn quan tâm tới việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Từ năm 1960 đã có phong trào “toàn dân chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng”. Tháng 11/1979 ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Pháp lệnh “Bảo vệ và chăm sóc trẻ em”. Tiếp tục đường lối chính sách đó, Việt Nam đã ngay lập tức phê chuẩn công ước quốc tế về “quyền trẻ em” (là nước thứ hai trên thế giới, là nước châu á đầu tiên ký và phê chuẩn công ước này).

Tháng 9/1990 Việt Nam tham gia Hội nghị Thượng đỉnh thế giới vì trẻ em. Tháng 3/1991 ký tuyên bố thế giới những sự sống còn bảo vệ và phát triển của trẻ em; tháng 10/1991 tham gia Hội nghị tư vấn đầu tiên về công ước quyền trẻ em ở Bang Kok, và tổ chức nhiều hội thảo tại Việt nam với sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo Đảng – Nhà nước, chính quyền địa phương, các tổ chức quần chúng, xã hội đại biểu các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ. Hội nghị thông qua chương trình hành động quốc gia vì trẻ em (1991 – 2000).

Các cơ quan chức năng của nhà nước địa phương căn cứ chương trình chung này để xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể của mình trong việc tham gia thực hiện kế hoạch hành động. Trong đó có hoạt động giáo dục “quyền trẻ em”.

* Hoạt động giáo dục quyền trẻ em của ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam.

  Ngày 9/9/1991 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quyết định đổi tên ủy ban thiếu niên nhi đồng (tên tiếng Anh VNCC) thành ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam (tên tiếng Anh VNCPCC).

  Ngày 16/4/1991 Chính phủ ban hành Nghị định số 264/HĐBT quy định chức năng, nhiệm vụ tổ chức bộ máy của ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam.

Theo báo cáo hai năm thực hiện công ước của LHQ về quyền trẻ em năm 1992 của UBBV & CSTE, các hoạt động về giáo dục quyền trẻ em đã được thực hiện thông qua các hội nghị, hội thảo, vào lớp tập huấn ở Trung ương, địa phương, thông qua hệ thống thông tin đại chúng, và các cuộc thi tìm hiểu về công ước. Cụ thể:

+   Tháng 8/1990 UBBV & CSTE Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, ngành liên quan, UNICEF New York & UNICEF Hà Nội, và các quan chức chính quyền địa phương tổ chức hội thảo về công ước quyền trẻ em tại Hà Nội.

+   Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em được dịch ra tiếng việt để phân phát cho hội thảo nêu trên, và các hội thảo, hội nghị khác về chủ để này; đồng thời phát cho người lớn, trẻ em ở nhiều địa phương và một số trường học.

+   Văn bản tuyên bố của Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về sự sống còn bảo vệ và phát triển trẻ em trong thập kỷ 90 cũng được phân phát theo phương thức tương tự như những tài liệu khác liên quan đến vấn đề trẻ em và như hai đạo luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Phổ cập giáo dục tiểu học.

+   Xuất bản ba cuốn sách “Việt Nam với công ước quyền trẻ em”, “hỏi đáp về công ước quyền trẻ em” (do Nhà xuất bảnáNự thật và tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển – RADDA BARNEN phối hợp xuất bản năm 1991); “Quyền trẻ em Việt Nam trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật và vui chơi giải trí” do Vụ Văn hóa quần chúng và thư viện kết hợp với RADDA BARNEN phát hành.

+   Tính đến thời điểm năm 1992 đã có 25.000 bản Công ước được in ấn và xuất bản bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng dân tộc thiểu số; cuốn “Những điều cần cho cuộc sống” được phát hành với 90.000 bản tiếng Việt, 15.000 bản tiếng dân tộc thiểu số. Các sách, tài liệu này được in dưới dạng lịch nhỏ.

+  ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Bộ y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa Thông tin và Thể thao, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Tổng Liên đoàn lao động, Hội chữ thập đỏ, đều đã tổ chức các hội nghị, Hội thảo đề cập tới các vấn đề của trẻ em.

+   Đài truyền hình, đài phát thanh và báo chí ở cả Trung ương và địa phương đã dành các chuyên mục về công ước và tuyên bố Hội nghị Thượng đỉnh thế giới. Các báo, tạp chí cho trẻ em như Thiếu niên tiền phong, vì Trẻ thơ, Hoa học trò, nhà xuất bản Kim Đồng đã chuyển tải các điều khoản công ước đến cho trẻ em qua sách, báo bằng hình thức minh họa hấp dẫn và dễ hiểu.

ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, UNICEF, Radda Barnen và báo Thiếu niên tiền phong tổ chức cuộc Thi tìm hiểu công ước, hỏi đáp công ước từ tháng 5 đến tháng 15/1992, đã có hơn 25 vạn, bài dự thi của các em.

+   Các đoàn thể, các tổ chức xã hội tại Trung ương và địa phương, còn tổ chức Liên Hợp Quốc, còn tổ chức phi chính phủ và cơ quan quốc tế khác đã góp phần tích cực vào việc tuyên truyền công ước ở các cấp thông qua mạng lưới của mình, một số mạng lưới ở tất cả các tỉnh.

+  Giáo dục quyền trẻ em cũng đã được lồng ghép vào các chương trình vui chơi giải trí và nghệ thuật như: Sáng tác và trình bày các bài hát, kịch, tranh vẽ, ảnh cùng với sự tham gia của chính trẻ em và người lớn.

+   Những người và các cơ quan làm công tác nghiên cứu cũng tham gia vào các hoạt động liên quan đến công ước như: Đã tổ chức hai hội thảo quốc gia về việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em hư, trẻ em phạm tội, trẻ em lang thang vào tháng 2/1992 tại Hà Nội với 156 đại biểu tham dự và tại Thành phố Hồ Chí Minh với 120 đại biểu tham dự.

+  Để góp phần làm thay đổi thái độ và khuyến khích người lớn cần phải có trách nhiệm hơn với việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đồng thời phát huy nguồn lực (nhân lực, vật lực) cho công tác trẻ em, ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em đã vận động toàn xã hội tham gia thực hiện công ước. Các phong trào này gồm các hoạt động của đoàn thể như cuộc vận động “giúp nhau làm kinh tế gia đình”, “nuôi dạy con tốt”, do Hội phụ nữ thực hiện; phong trào xây dựng gia đình văn hóa do Bộ Văn hóa thông tin chủ trì; cuộc vận động “kế hoạch hóa gia đình” do Đoàn thanh niên thực hiện; ở Thành phố Hồ Chí Minh có phong trào “Người lớn gương mẫu, trẻ em ngoan”, ở Hà Nội có phong trào, “người tốt, việc tốt”.

  Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em đã được dịch sang tiếng Việt (tiếng phổ thông) và một số tiếng dân tộc thiểu số (Thái, H’mông, Êđê, Bana).

 Nội dung công ước đã được tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt ở cộng đồng. ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng Đội Trung ương, Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu công ước và luật quốc gia về quyền trẻ em, đã có hơn 6 triệu lượt em tham gia; in phát hành 150.000 bản giới thiệu về công ước, hướng

dẫn thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ quyền trẻ em, tư pháp chưa thành viên…

 Các thông tin về luật quốc gia và Công ước được thường xuyên tuyên truyền tại các trường học và cộng đồng với nội dung, hình thức ngày càng được cải tiến cho phù hợp với từng nhóm đối tượng.

  Năm 1998, một số hội thảo về quyền trẻ em đã được ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội tổ chức; Bộ Văn hóa thông tin và ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em chủ trì phối hợp với UNICEF và các cơ quan có liên quan khác tổ chức Hội nghị truyền thông quốc gia về quyền trẻ em.

  Tổ chức, nhiều lớp tập huấn, hội thảo về quyền trẻ em đã được tổ chức có sự tham gia của nhiều cán bộ thuộc các tổ chức chính trị – xã hội, cán bộ làm công tác xã hội, nhân viên y tế, thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, cán bộ quản giáo, giáo viên và phóng viên báo chí. Quyền trẻ em đã được đưa vào giảng dạy tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, hệ thống các trường của ngành Tòa án, Viện kiểm sát, trường cảnh sát và tại các trường đào tạo cán bộ của các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội.

 Hiện nay ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em đã xây dựng kế hoạch hành động Dự án thúc đẩy quyền năm 2001 (Dự án Y112 – 01). Dự án này bao gồm nhằm tiểu dự án cũng nhằm thúc đẩy quyền trong đó hoạt động giáo dục quyền trẻ em theo công ước CRC và quyền phụ nữ theo công ước CEDAW được dự kiến thực hiện trong các tiểu dự án 4: “lồng ghép quyền và giới”; tiểu dự án 5: “truyền thông về quyền” (xem phụ lục kèm theo).

  Thực hiện Chỉ thị số 34/1999/CT-TTg ngày 27/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ về ” đẩy nhanh việc thực hiện các mục tiêu đến năm 2000 về trẻ em, tổng kết chương trình hành động quốc gia vì trẻ em 1991 – 2000 và xây dựng chương trình hành động quốc gia vì trẻ em 2001 – 2010. ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam đã phối kết hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và địa phương tổng kết, nghiên cứu xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành chương trình hoạt động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2001   2010.

* Hoạt động giáo dục quyền trẻ em của một số tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Hiện có rất nhiều tổ chức của Liên Hợp Quốc, tổ chức Chính phủ và trên 400 tổ chức phi chính phủ hoạt động ở Việt Nam [88, tr. 66], trên lĩnh vực giáo dục quyền trẻ em như: UNDP, UNICEF của Liên Hợp Quốc; tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển – RADDA BARNEN, Quỹ cứu trợ nhi đồng Anh… Tuy nhiên trong đề tài này chúng tôi chỉ đề cập đến một số tổ chức tiêu biểu nhất.

+  Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF)

  UNICEF thành lập năm 1996 có tên gọi “quỹ quốc tế cứu trợ khẩn cấp trẻ em Liên Hợp Quốc”. Năm 1996, nhân kỷ niệm 50 năm thành lập, UNICEF được giao một sứ mạng mới:

UNICEF được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trao cho nhiệm vụ đấu tranh cho việc bảo vệ quyền trẻ em, giúp trẻ em có được các nhu cầu cơ bản của mình và mở rộng các cơ hội nhằm phát triển đầy đủ các tiềm năng của chúng. UNICEF hoạt động theo chỉ dẫn của công ước về quyền trẻ em và nguyên tắc đạo đức và dù chuẩn mực quốc quốc tế hay hành vi đối xử với trẻ em… [81, tr. 31].

Công ước về quyền trẻ em chính là nguồn chỉ dẫn có tính chất chuẩn mực và đạo đức đối với mọi hoạt động của UNICEF trong các hoạt động trợ giúp và nâng cao nhận thức, trong các hoạt động hợp tác với Chính phủ, phối hợp với các tổ chức quốc tế khác, nhất là đối với các tổ chức của Liên Hợp Quốc, các tổ chức phi chính phủ (NGO), tổ chức có đại diện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Năm 1998, năm kỷ niệm lần thứ 50 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền, UNICEF bổ sung cho chương trình hoạt động tương lai đề cập đến quyền trẻ em và phụ nữ. UNICEF đề ra một số hoạt động cụ thể sau:

* Phát hành sổ tay hướng dẫn khái quát cho việc thực hiện Công ước về quyền

trẻ em.

– In tập sách về quyền trẻ em dùng cho việc thực hiện CRC.

  Công bố báo cáo về tình trạng của trẻ em thế giới năm 1999 (phát hành năm 1998) sẽ đề cập đến vấn đề không phân luật đối xử thông qua việc bàn bạc chi tiết về chủ yếu để giáo dục trẻ em gái.

 Thành tựu đạt được của các quốc gia sẽ là điểm tập trung đặc biệt nhân kỷ niệm ngày tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền ra đời.

  Hợp tác với UNIFEM phát hành một tạp chí về cương lĩnh Bắc Kinh với mục đích làm nguồn chỉ dẫn nhằm đưa ra một biện pháp đánh giá tập trung các thành tựu đạt được của việc thực hiện cương lĩnh hành động Bắc Kinh.

  Phát hành 1 báo cáo đại diện về vấn đề trẻ em phân rõ khi hội nghị Bắc kinh diễn ra ở giữa các quốc gia và dự kiến cho ra mắt báo cáo về vị thành niên nữ, từ sau hội nghị tư vấn ADDIS – 3/1998.

 Tiến hành phát chương trình ngày quốc tế thiếu nhi – năm 1998 sẽ tập trung vào công ước về quyền trẻ em, nhấn mạnh đặc biệt đến các vấn đề liên quan tới bình đẳng, giới tính.

 Giới thiệu công ước về quyền trẻ em tập trung vào vấn đề tham gia của trẻ em tại hội nghị cấp cao về truyền hình cho trẻ em sẽ được tổ chức ở Luân Đôn 3/1998.

 Phát hành cuốn băng video được sản xuất tại Băng-la-đét khắc họa hình ảnh trẻ em nói về quyền trẻ em có ý nghĩa như thế nào nói chung.

 In ấn tài liệu về công việc của ủy ban về quyền trẻ em.

 Tiếp tục tiến hành các khóa giáo dục về các điều khoản của Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, tập trung dành cho trẻ em ở độ tuổi 8 – 12.

*  Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển (RADDA BARNEN):

Hoạt động của Radda Barnen ở Việt Nam chủ yếu trên các phương diện hỗ trợ, hợp tác với các Bộ, ngành hữu trách Việt Nam, các cơ quan nghiên cứu về nhân quyền Việt Nam các cơ quan thông tin đại chúng về cung cấp tài chính, kỹ thuật, phương pháp, kinh nghiệm giáo dục quyền trẻ em; thiết lập, xây dựng các dự án có liên quan đến tuyên truyền công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em; xây dựng các giáo trình, tài liệu tập huấn cho những người hoạt động trong các lĩnh vực có liên quan đến quyền trẻ em, tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn về quyền trẻ em. Cụ thể:

 Năm 1996 hỗ trợ Viện nghiên cứu thanh niên (YRI) thực hiện dự án: Gia đình và khả năng tái hòa nhập của trẻ em lao động kiếm sống tại Hải hưng. Dự án này được tiến hành với mục đích “thu thập thông tin về đời sống gia đình cũng như các yếu tố tác động đến sự ra đi và hội nhập của trẻ em nghèo lao động kiếm sống, là cơ sở để cung cấp một quan điểm rõ ràng hơn trong việc xây dựng các chương trình hỗ trợ gia đình và trẻ em nghèo lao động kiếm sống” [42, tr. 2].

 Năm 1999 hỗ trợ Trung tâm Công tác xã hội thanh thiếu niên thuộc trung ương hội Liên Hợp Quốc thanh niên Việt Nam thực hiện dự án: “Trẻ em trong bóng tối”. Mục tiêu của dự án này nhằm:

Tìm hiểu những nguyên nhân đã và đang đẩy một bộ phận trẻ em vào con đường mại dâm, những âm mưu, thủ đoạn mà bọn chủ chứa hoặc những kẻ buôn người đã sử dụng để trói buộc các em vào công việc bẩn thỉu này, đồng thời tìm hiểu những mơ ước, nguyện vọng của các em, từ đó, chúng ta có thể hoạch định ra những giải pháp để bảo vệ trẻ em tốt hơn để cứu em thoát khỏi cảnh tủi nhục và để giúp các em được phát triển một cách toàn diện và trở thành những công dân hữu ích cho đất nước [99, tr. 12].

  Năm 1999 hỗ trợ ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam thực hiện: Giáo án cho các bài giảng về công tác với trẻ em làm trái pháp luật. Tư liệu này nhằm phục vụ cho các lớp tập huấn về “đào tạo, cơ bản cho cán bộ làm việc với trẻ em làm trái pháp luật”. Từ 61 tỉnh – thành phố trong cả nước, có tài liệu tham khảo” [37, tr. 3].

  Năm 1999 phát hành tài liệu: hoạt động của Radda Barnen vì trẻ em làm trái pháp luật, người chưa thành niên phạm pháp [45, tr. 4]

  Năm 1999 xuất bản: Tài liệu tập huấn công ước về quyền trẻ em, tập tài liệu này được biên soạn dựa trên cuốn tập huấn về quyền trẻ em của liên minh cứu trợ trẻ em, nhằm “hỗ trợ” và giúp đỡ những người làm công tác nghiên cứu và huấn luyện về công ước quyền trẻ em ở Việt Nam” [95, tr. 6].

  Phối hợp với tạp chí Thiếu niên tiền phong thực hiện dự án: Diễn đàn trẻ em. Dự án này nhằm để “phát triển quyền trẻ em cũng như khuyến khích đối tác Việt Nam hợp tác với trẻ em trong công cuộc của họ nhằm mục đích ủng hộ sự tham gia của trẻ em” [6, tr. 1].

 Phối hợp với đài tiếng nói Việt Nam thực hiện dự án chương trình phát thanh về quyền trẻ em. Tổ chức Radda Barnen muốn trợ giúp dự án này nhằm mục đích “đưa nội dung của điều 12 công ước LHQ về quyền trẻ em được ứng dụng và thực hiện ở Việt Nam” [23, tr. 1].

  Phối hợp với ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, các cơ quan chức năng khác của Việt Nam, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thực hiện các dự án về “tuần giáo dục quyền trẻ em”, “tháng giáo dục quyền trẻ em”, “giáo dục quyền trẻ em trong trường tiểu học”.

  Phối hợp với viện nghiên cứu giáo dục đào tạo phía Nam – Hội đồng Đội thành phố Hồ Chí Minh thực hiện luận dự án “thăm dò ý kiến của thanh thiếu niên các tỉnh phía nam về: “Thanh thiếu niên và quyền trẻ em” năm 1997″.

*  Hoạt động giáo dục quyền trẻ em của một số phương tiện thông tin đại chúng. – Đài tiếng nói Việt Nam:

Năm 1996 – 1998 đài tiếng nói Việt Nam đã phối hợp với Radda Benren thực hiện: Chương trình phát thanh về quyền trẻ em. Radda Benren trợ giúp cho dự án này nhằm mục đích đưa nội dung của đầu của 12 công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em được áp dụng và thực hiện ở Việt Nam. Dự án này được đài tiếng nói Việt Nam, chương trình tiếng nói Việt Nam (VOV) ký thỏa thuận thực hiện từ ngày 22/2/1996 đến tháng 12/1998. Chương trình gồm ba thành phần: Người bạn thân thiết của tuổi thơ – phát vào thứ ba hàng tuần; diễn đàn cho trẻ em với tiêu đề “Khát vọng tuổi thơ”: Diễn đàn này dành cho những trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, phát vào thứ năm hàng tuần; đánh giá về hiệu quả của dự án:

VOV trên thực tế đã phát các chương trình hàng ngày dành cho trẻ em từ 35 năm nay, trước khi thực hiện dự án này [23, tr. 2]. Tuy nhiên, lúc đó các nội dung cho người lớn thiết kế và giới thiệu chương trình, với các chủ đề chủ yếu là kể chuyện, nói về hoạt động của đội thiếu niên tiền phong, gương sáng của những trẻ em, cháu ngoan Bác Hồ, khoa học, tìm bạn và chương trình tâm tình bạn gái, hoặc chương trình chủ nhật với tiêu đề “vì trẻ thơ” được phát từ 1995 có UNICEF trợ giúp trong dự án này, trong dự án này chương trình được thực hiện theo một cách thức mới cùng với trẻ em, sự tham gia của trẻ em được nhấn mạnh và vấn đề người lớn đối thoại với trẻ em được chú trọng. Chương trình này nhằm giúp cho trẻ em nhận thức được quyền của mình bao gồm các yếu tố: Hiểu rõ và được giáo dục để sử dụng phương tiện thông tin đại chúng nhằm tiếp cận với các nhóm trẻ em; được đào tạo để lập kế hoạch và thiết kế chương trình trẻ em trên Đài tiếng nói Việt Nam; thông qua phương tiện thông tin đại chúng giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nhận thức được quyền của mình; phát triển ý kiến cho cộng đồng, kêu gọi quan tâm và bảo vệ của xã hội đối với trẻ em; biểu lộ những mong muốn và ước vọng một cuộc sống tốt đẹp hơn. Kết quả thực hiện dự án: theo báo cáo đánh giá chương trình phát thanh về quyền trẻ em do đài tiếng nói Việt Nam thực hiện (1996 – 1998) – bộ báo cáo đánh giá các dự án số 7.

* Tạp chí thiếu niên Tiền Phong.

Tạp chí thiếu niên Tiền Phong phối hợp với Radda Barnen thực hiện diễn đàn “tiếng nói chúng em”, dự án bắt đầu được thực hiện từ 27/9/1996 và kết thúc năm 1998.

*  Các phương tiện thông tin đại chúng, đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, các báo hàng ngày.

– Thành viên của câu lạc bộ báo chí dành cho trẻ em.

Kết quả thực hiện (Theo báo cáo đánh giá dự án tập số 5):

+   Từ 11/1996, chuyên mục “Tiếng của chúng em” đã được ấn định hàng tuần trong Tạp chí thiếu niên Tiền Phong.

+  Một nhóm các phỏng vấn đã được sử dụng đã thu thập ý kiến của trẻ em bằng cách thu thập tin tức hoặc chuyển tin tức tới cấp có thẩm quyền. Nhóm này đồng thời cũng sắp xếp và phân loại ý kiến theo tầm quan trọng hoặc phân tích theo giới trẻ.

+   Các cuộc gặp gỡ cũng được tổ chức để thảo luận về các mục tiêu chính của chuyên mục đặc biệt của Tạp chí thiếu niên Tiền phong.

+  Động viên, tuyên truyền và viết các bài báo có liên quan đến các vấn đề trẻ em

đã đưa ra.

+  Mỗi số báo của Tạp chí thiếu niên Tiền phong với số lượng 260 bản được gửi cho 206 lớp học tình thương ở các tỉnh thành từ khi thực hiện dự án đến 28/3/1997.

* Hoạt động giáo dục “Quyền và bổn phận của trẻ em” của Bộ Giáo dục và Đào

tạo.

+   Tuần lễ giáo dục quyền và bổn phận trẻ em. (Theo báo cáo tổng kết “tuần lễ giáo dục quyền và bổn phận trẻ em” số 141 /TH ngày 7/1/1998. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Radda Barmen tổ chức thí điểm việc giáo dục học sinh tại một số Trường tiểu học về các quyền và bổn phận của trẻ em theo các nội dung trong công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em và luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Hoạt động này được thực hiện từ 8/9-13/9/1997 tại 271 trường thuộc quận, huyện ở 7 tỉnh, thành phố có đủ các vùng tiêu biểu như miền núi, trung du, đồng bằng, đô thị (các tỉnh Lào Cai, Quảng Ninh, Vĩnh phúc, Hà Tây, Nghệ An, Khánh Hòa và Hà Nội).

* Thực hiện dự án: “Tháng giáo dục quyền và bộn phận trẻ em”.

– Năm học 1998 – 1999.

Cùng với năm nội dung của chương trình “Tuần lễ giáo dục quyền và bổn phận trẻ em”. Năm học 1998 – 1999 là năm thứ hai Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng tổ chức cứu trợ trẻ em của Thụy Điển tổ chức thí điểm việc giáo dục quyền và bổn phận của trẻ em trong các trường tiểu học. Năm 1998 – 1999 chương trình này được thực hiện trên diện rộng hơn ở 16 tỉnh, 93 quận huyện, và 2.208 trường tiểu học (mỗi tỉnh thực hiện ở 1/2 quận huyện, mỗi quận huyện thực hiện ở 1/2 số trường); thời lượng kéo dài

1 tháng, tài liệu tập huấn giảng dạy chuẩn bị công phu hơn, số lượng tài liệu, tranh cổ động phát ra nhiều hơn (tài liệu phát: năm 1997 là 14.300 cuốn, năm 1998 là 57.750 cuốn; tranh: Năm 1997 là 15.000, năm 1998 là 30.000 bản). Hơn nữa để giúp giáo viên

 những nơi xa xôi ít có điều kiện tham quan, dự án đã xây dựng 1 băng hình 5 tiết dạy mẫu và in phát hành đến các quận, huyện nơi có chương trình thử nghiệm này.

Bảng 2.1: Số đơn vị trường, lớp, học sinh tham gia hoạt động “Giáo dục quyền và bổn

phận trẻ em” năm học 1998 – 1999

Nguồn: Báo cáo tổng kết “Tháng giáo dục quyền và bổn phận trẻ em” năm học 1998 – 1999 của Vụ Tiểu học – Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Năm học 1999 – 2000.

 Đây là năm thứ ba, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng tổ chức cứu trợ trẻ em của Thụy Điển (Radda Barnen) tổ chức thí điểm việc giáo dục về quyền và bổn phận của trẻ em trong các trường tiểu học thuộc 16 tỉnh thành phố (như năm trước).

Nội dung, hình thức, phương pháp, đối tượng tài liệu giảng dạy vẫn tiếp tục được duy trì như năm 1998 – 1999.

Bảng 2.2 : Giáo dục “Quyền và bổn phận trẻ em” năm học 1999 – 2000

Nguồn: Báo cáo tổng kết “tháng giáo dục quyền và bổn phận trẻ em” năm học 1999 – 2000 của Vụ Tiểu học – Bộ Giáo dục và Đào tạo 5/2000.

Trong năm 1999 – 2000, ngoài nội dung chương trình như năm học 1998 – 1999. Vụ tiểu học và Bộ Giáo dục và Đào tạo còn thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho chương trình này; tổ chức hai cuộc hoạt động giao lưu của học sinh 4 tỉnh, thành phố phía Bắc và 4 tỉnh, thành phố phía Nam. Hoạt động này đã thu hút 1.300 học sinh, 400 cán bộ giáo viên tham gia.

 Hiện nay Bộ giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, Radda Barnen tổ chức nghiên cứu lượng giá chương trình thử nghiệm về giáo dục quyền và bổn phận của trẻ em ở Việt Nam.

  Dựa trên kết quả đạt được của chương trình thử nghiệm về giáo dục quyền và bổn phận của trẻ em, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành xây dựng chương trình lồng ghép, tích hợp những nội dung giáo dục quyền và bổn phận trẻ em vào trong chương trình môn đạo đức cho bậc tiểu học và xây dựng chương trình khung môn giáo dục công dân trong đó bao gồm cả giáo dục pháp luật có chứa đựng nội dung giáo dục quyền trẻ em, quyền tự do của công dân.

* Giảng dạy môn học giáo dục công dân.

Theo chương trình khung môn Giáo dục công dân trường trung học cơ sở năm 1999 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 Hoạt động giáo dục công dân của Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện ở tiểu học trung học cơ sở (từ lớp 6 đến lớp 9).

Giáo dục công dân trước đây chủ yếu đề cập đến đạo đức, bổn phận của học sinh. Từ năm 1999 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng chương trình khung môn giáo dục công dân với mục tiêu giúp cho học sinh:

 Hiểu và nắm vững những kiến thức về đời sống công dân bao gồm những chuẩn mực xã hội có tính chất phổ thông, cơ bản và thiết thực, phù hợp với yêu cầu của lứa tuổi học sinh trung học cơ sở về mặt đạo đức, pháp luật, văn hóa xã hội và đời sống cộng đồng trên một số lĩnh vực cơ bản của đời sống và trong các mối quan hệ xã hội.

 Hiểu nội dung, vai trò, ý nghĩa của các chuẩn mực đó đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội, hiểu sự cần thiết phải rèn luyện và cách thức rèn luyện để thực hiện tốt các chuẩn mực.

 Nội dung dạy môn Giáo dục công dân trường trung học cơ sở bao gồm hai phần chính: Những chuẩn mực đạo đức và những chuẩn mực pháp luật.

Nội dung – cấu trúc chương trình (xem phụ lục 3).

  Về phương pháp giảng dạy: Chủ yếu là tổ chức hoạt động để học sinh tự giác, chủ động tích cực chiếm lĩnh các chuẩn mục giá trị, có ý thức tự chủ rèn luyện hành vi thói quen; phối hợp linh hoạt, hợp lý nhiều phương pháp và hình thức làm cho giờ học sinh động, hấp dẫn, giàu cảm xúc hướng vào việc tổ chức cho học sinh hoạt động, tích cực nhận thức và hành động, tự phát hiện và giải quyết vấn đề do bài học đặt ra, khắc phục áp đặt, đơn điệu, thụ động hoặc hình thức chủ quan chủ nghĩa.

Các thiết bị dạy học gồm: Sơ đồ, bảng biểu, mô hình, tranh cảnh, phim đèn chiếu, phim truyền hình, phim video, băng hình, các phương tiện nghe nhìn và các phương tiện kỹ thuật khác.

3. Những thành tựu, tồn tại và nguyên nhân từ thực tiễn giáo dục quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam

Mặc dù những số liệu, tài liệu về hoạt động giáo dục quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam được sử dụng trong đề tài này là chưa đầy đủ, nhưng từ những số liệu, tài liệu đã có, có thể nói về cơ bản đã thể hiện được thực trạng hoạt động giáo dục quyên con người, quyền công dân ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, có thể rút ra những thành tựu đã đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của vấn đề này.

3.1. Những thành tựu đã đạt được

Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực giáo dục quyền con người, quyền công dân; đặc biệt là việc giáo dục quyền trẻ em theo nội dung công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em (CRC), giáo dục quyền phụ nữ theo nội dung công ước của Liên Hợp Quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử phụ nữ.

 Trong thời gian qua, nhất là từ những năm 1990 trở lại đây, Việt Nam đã chính thức triển khai hoạt động giáo dục quyền con người, quyền công dân, trong đó chủ yếu là các hoạt động giáo dục quyền trẻ em, quyền phụ nữ dưới nhiều hình thức, nội dung, phương pháp đa dạng phong phú. Các quan hệ quốc tế, quan hệ với các tổ chức liên chính phủ, tổ chức quốc tế khu vực, tổ chức phi chính phủ được tăng cường nhằm thúc đẩy tốt hơn các hoạt động giáo dục quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam.

 Đảng, Nhà nước đã đề ra chủ trương chính sách và có sự quan tâm chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục quyền con người, quyền công dân ở Việt nam, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo trong các hoạt động giáo dục quyền trẻ em, quyền phụ nữ. Sự quan tâm chỉ đạo này của Đảng, Nhà nước thể hiện cụ thể trong việc thành lập các cơ quan chuyên trách nhà nước về nghiên cứu quyền con người, các cơ quan chuyên trách về quyền phụ nữ, quyền trẻ em; đào tạo đội ngũ cốt cán về vấn đề này; chỉ đạo xây dựng các chương trình hành động quốc gia về quyền phụ nữ, quyền trẻ em.

  Hoạt động giáo dục quyền con người, quyền công dân ở Việt nam trong thời gian qua đã tạo ra nhận thức, ý thức về giá trị của hoạt động này trong việc hình thành nhân cách người Việt nam trong chủ nghĩa xã hội và sự cần thiết phải tăng cường thực hiện các hoạt động này trong thời gian tới.

  Các hoạt động giáo dục quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là các hoạt động giáo dục quyền phụ nữ, quyền trẻ em đã có tác động tích cực đến một bộ phận lãnh đạo các Bộ, ngành, các cấp chính quyền, một bộ phận cán bộ làm việc trong các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến quyền của phụ nữ, quyền trẻ em.

  Một bộ phận quần chúng nhân dân, cha mẹ học sinh đã được tiếp cận chương trình, nội dung giáo dục quyền trẻ em, quyền phụ nữ. Gần như tất cả những người được tham gia tìm hiểu về quyền phụ nữ, quyền trẻ em đều nhấn mạnh vào sự cần thiết của việc giáo dục quyền và bổn phận trẻ em, vấn đề bình đẳng giới và các quyền của phụ nữ.

  Đối với những người làm công tác quản lý trong ngành giáo dục, một bộ phận trong số này đã ý thức được tầm quan trọng của hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em. Tất cả họ, những người đã tham gia hoặc chưa được tham gia vào hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em đều thấy rằng hoạt động giáo dục quyền trẻ em có ý nghĩa sống còn đối với tương lai đất nước.

  Đối với giáo viên, những người trực tiếp làm công tác giảng dạy trẻ em đã có cách nhìn tích cực về tầm quan trọng của quyền và bổn phận trẻ em. Họ nhận thấy môn học này là quan trọng vì họ nhận thấy rằng khi trẻ em biết về quyền và bổn phận của mình, chúng sẽ có thái độ và hành vi đúng mực hơn đối với mọi người và trong những tình huống chúng gặp phải. Giáo viên thấy rằng phụ huynh chính là những người cần biết nhiều nhất về quyền và bổn phận của trẻ em, sau đó là đến giáo viên. Theo họ, nếu như các phụ huynh không được biết về quyền của trẻ em, thì họ sẽ vi phạm các quyền đó. Mặt khác, điều này cũng cho thấy rằng giáo viên cần thấy mình phải có trách nhiệm trong việc thực hiện các quyền của trẻ em. Nhiều giáo viên đã bộc lộ thành thật là trước đây cũng chưa được hiểu rõ, đầy đủ về nội dung của “công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em”, luật “Bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em”; nay qua các hoạt động giáo dục “Quyền và bổn phận trẻ em” họ mới được học hỏi, và hiểu đầy đủ hơn trong hành động thực tiễn.

  Đối với học sinh, sau khi thực hiện các dự án “Tuần giáo dục quyền và bổn phận trẻ em”, “Tháng giáo dục quyền và bổn phận trẻ em”, đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận về nhận thức của học sinh nơi thực hiện các dự án này. Có thể thấy rõ được kết quả này qua các tiết học trên lớp, qua các hoạt động tập thể của học sinh được tổ chức trong và sau khi học tập. Trong thái độ ứng xử với người lớn, xây dựng, các em mong muốn mọi người phải tôn trọng những quyền chính đáng đó của các em như quyền được học tập, được vui chơi, quyền được hưởng sự chăm sóc của gia đình… Các em cũng đã biết thông cảm với những người bạn đồng lứa phải chịu thiệt thòi vì chưa được hưởng đầy đủ những quyền của mình.

 Giáo dục quyền trẻ em, quyền phụ nữ tuy mới ở giai đoạn đầu và cũng mới chỉ thu được một số kết quả nhất định, nhưng tự bản thân nó đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với việc tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là quyền phụ nữ và quyền trẻ em. Điều này đã tạo ra niềm tin sâu sắc của nhân dân của Đảng, Nhà nước, tạo ra tiền đề cho việc xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, và xây dựng nhà nước pháp quyền.

  Việc thực hiện tốt giáo dục quyền phụ nữ, quyền trẻ em trong thời gian qua ở Việt Nam đã tạo ra cách nhìn mới của thế giới và khu vực đối với Việt Nam, từ đó tạo ra khả năng thuận lợi hơn cho Việt Nam trong hội nhập khu vực và quốc tế.

  Giáo dục quyền con người, quyền công dân bước đầu đã tạo ra được những nhận thức, nhu cầu về việc xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam phù hợp với các quy định của công ước quốc tế về quyền con người.

3.2. Tồn tại

Giáo dục quyền con người, quyền công dân ở nước ta thời gian qua đã bộc lộ và phát sinh những tồn tại sau:

  Đến nay Việt Nam đã phê chuẩn hoặc gia nhập 8 điều ước quốc tế về nhân quyền và nhiều công ước do Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thông qua [106, tr. 313-315]; trong đó có nhiều điều ước quan trọng như: Công ước quốc tế về các quyền dân sự – chính trị (tại Hội đồng Liên Hợp Quốc phê chuẩn ngày 16/12/1966, Việt Nam gia nhập ngày 24/5/1982); công ước quốc tế về các quyền kinh tế – xã hội – văn hóa (Đại hội đồng Liên Hợp Quốc phê chuẩn ngày 16/12/1966, Việt Nam gia nhập ngày 24/9/1982). Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử những phụ nữ (tại Hội đồng Liên Hợp Quốc phê chuẩn ngày 18/2/1979. Việt Nam phê chuẩn ngày 19/3/1982); công ước về quyền trẻ em, Việt Nam phê chuẩn ngày 20/2/1990). Tuy nhiên, đến nay trong thực tế Việt Nam mới chỉ tập trung giáo dục, tuyên truyền, phổ biến đối với hai công ước là: “Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ” (công ước CEDAW) và Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em (công ước CRC).

 Việc giáo dục quyền công dân được quy định trong Hiến pháp và pháp luật cũng chưa được thực hiện một cách đầy đủ, rộng rãi và thường xuyên.

 Việc giáo dục quyền con người và quyền công dân chưa gắn kết với nhau, ngay cả trong một số trường hợp Công ước quốc tế đã được chuyển hóa thành luật quốc gia như Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em và Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Khi tuyên truyền phổ biến, giáo dục thường chỉ chú ý đến tuyên truyền giáo dục công ước quốc tế nhiều hơn luật quốc gia.

 Việc giáo dục quyền phụ nữ, quyền trẻ em mặc dù đã được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các cơ quan chức năng đã có nhiều cố gắng thực hiện, nhưng vẫn còn những tồn tại sau:

+  Việc giáo dục quyền và bổn phận của trẻ em Việt Nam mới chỉ được thực hiện mang tính thử nghiệm ở một bộ phận trẻ em, học sinh ở tiểu học, trung học cơ sở (cấp 1 – 2). Một số địa phương có điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện. Còn đa số trẻ em, nhất là trẻ em ở các vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số vẫn chưa được quan tâm thực hiện thường xuyên.

Việc giáo dục quyền phụ nữ, thực chất mới chủ yếu dừng lại ở cán bộ làm công tác quản lý, hội đoàn và một số vùng có điều kiện thuận lợi mà chưa được thực hiện sâu rộng trong toàn thể xã hội nhất là đối với phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa và phụ nữ dân tộc thiểu số. Và mới chỉ thực hiện tùng đợt, theo dự án mà không được tổ chức thường xuyên, liên tục.

+   Việt Nam có 54 dân tộc thiểu số, trong đó có nhiều dân tộc thiểu số (trên 20 dân tộc) có tiếng nói, chữ viết riêng; nhưng đến nay công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em mới chỉ được dịch sang tiếng phổ thông và 4 tiếng dân tộc (Thái, H’mông, Êđê, Bana). Điều này sẽ rất hạn chế việc thực hiện giáo dục quyền trẻ em trong dân tộc thiểu số.

  ở một số cơ quan chức năng, một bộ phận cán bộ còn mang nặng ý thức ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ kinh phí từ bên ngoài, hoặc chỉ tiến hành thực hiện hoạt động giáo dục quyền con người, quyền công dân khi có kinh phí, khi có dự án, hoặc khi có điều kiện thuận lợi. Các dự án giáo dục quyền phụ nữ, quyền trẻ em gần như phụ thuộc hoàn toàn vào sự trợ giúp của các tổ chức Liên Hợp Quốc, tổ chức phi chính phủ cả về kỹ thuật, phương pháp, tài liệu và tài chính, mà không có sự chủ động từ phía Nhà nước và các cơ quan chức năng có liên quan.

 Một số Bộ, ngành chức năng và địa phương chưa tích cực chủ động, chưa có sự quan tâm đúng mức, chưa phối hợp chặt chẽ, chủ động để thực hiện tốt các hoạt động tuyên truyền giáo dục quyền phụ nữ, quyền trẻ em theo mục tiêu mà các kế hoạch hành động quốc gia đã đề ra.

  Hệ thống thông tin đại chúng, mặc dù là phương tiện chủ lực trong hoạt động giáo dục quyền phụ nữ, quyền trẻ em, nhưng còn rất thụ động, chủ yếu chỉ hoạt động dựa trên các kế hoạch dự án đã được phê duyệt, được hỗ trợ về tài chính. Chưa chủ động thực hiện hoạt động này mang tính tích cực, thường xuyên, liên tục, chưa coi đây là nhiệm vụ của mình.

 Hoạt động giáo dục quyền con người, quyền công dân ở nước ta trong thời gian qua mặc dù mới chỉ tập trung giáo dục quyền phụ nữ, quyền trẻ em nhưng đã đòi hỏi phải đầu tư một số lượng tài chính thích ứng, tuy nhiên số tiền ngân sách nhà nước dành cho hoạt động này rất hạn chế, chủ yếu trông chờ vào sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế, tổ chức phái chính phủ. Do đó làm cho hoạt động giáo dục này không những hạn chế về kết quả mà còn mang tính thụ động, phụ thuộc.

3.3. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong hoạt động giáo dục quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam

Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại của hoạt động giáo dục quyền con người, quyền công dân ở Việt nam có nhiều, song chủ yếu tập trung ở những nguyên nhân chính sau:

  Trước hết và quan trọng nhất là về quan điểm, nhận thức. Chúng ta chưa nhìn nhận trực tiếp, thẳng thắn vào vấn đề, chưa có nhận thức đúng đắn, đầy đủ giá trị cả về lý luận và thực tiễn của hoạt động này. Các hoạt động giáo dục quyền con người, quyền công dân còn bị né tránh, bị khỏa lấp trong các hoạt động giáo dục khác; hoặc chỉ thực hiện một cách cầm chừng, thực hiện tập trung ở những lĩnh vực không liên quan trực tiếp đến các quyền dân sự, chính trị. Và các hoạt động này chỉ được tập trung thực hiện ở đối tượng là phụ nữ và trẻ em, mà chưa chú ý thực hiện ở các đối tượng khác có tính nhạy cảm về quyền con người, quyền công dân trong xã hội.

 Chúng ta chưa có bộ máy điều phối chung, chuyên trách có đủ khả năng và thẩm quyền để thực hiện điều phối hoạt động này trên bình diện quốc gia.

  Chúng ta chưa có quy định pháp luật về việc tổ chức thực hiện hoạt động này trên phạm vi quốc gia, địa phương, và chưa có quy định pháp luật quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể quần chúng, các tổ chúc quốc tế, các tổ chức phi chính phủ có liên quan và tham gia hoạt động giáo dục quyền con người, quyền công dân.

  Hàng năm ngân sách nhà nước chưa dành cho hoạt động này một cách thích

ứng.

4. Danh mục tài liệu tham khảo

  1.  Nguyễn Trọng An (2001), Báo cáo tham luận của ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam tại hội thảo “Thành tựu về quyền con người của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”.
  2. Nguyễn Thị Bình (2000), “Chúng ta luôn phấn đấu vì quyền con người”, Thông tin quyền con người, (1).
  3. Barbara B.Bird (1995), “Nhiều điều tôi không thích ở nước tôi dường như là những cái thái quá của chính những điều tôi ưa chuộng”, trong sách Hồ sơ văn hóa Mỹ, Nxb Thế giới, Hà Nội.
  4. Báo cáo tháng 2 năm 2001 của Trung tâm nghiên cứu quyền con người về thành tích về công tác giáo dục, tuyên truyền và phổ biến luật năm 2000.
  5. Báo cáo năm 2001 của ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam – UNICEF về kết quả hoạt động dự án trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt năm 2000 và 1996 – 2000.
  6. Bộ báo cáo đánh giá các dự án – Tập số 5 năm 1998 của Radda Barhen Việt Nam về đánh giá dự án Diễn đàn trẻ em của Tạp chí “Thiếu niên tiền phong” năm 1996 – 1997.
  7. Báo cáo tháng 9/1997 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh về hoạt động giáo dục quyền trẻ em năm 1997 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
  8. Báo cáo ngày 26/8/1997 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh về tổng kết các hoạt động về tuần lễ quyền trẻ em (15 – 22/7/1997) và các hoạt động tiếp theo.
  9. Báo cáo ngày 24/8/1998 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh về tổng kết về hoạt động giáo dục quyền trẻ em năm 1998.
  10. Báo cáo số 947/GDĐT ngày 28/8/1999 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh về tổng kết dự án “tháng giáo dục quyền trẻ em” năm 1999.
  11. Báo cáo nhanh của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh về hoạt động dự án “Tháng giáo dục quyền trẻ em” bổ sung năm 1999.
  12. Báo cáo ngày 12/10/2000 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh về tổng kết hoạt động dự án “Tháng giáo dục quyền trẻ em” dành cho trẻ em theo học các lớp linh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh năm học 1999 – 2000,
  13. Báo cáo ngày 23/3/2001 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh về tổng kết hoạt động dự án “Giáo dục quyền trẻ em trong trường tiểu học” tại thành phố Hồ Chí Minh năm học 2000 -2001.
  14. Báo cáo số 141/TH ngày 7/1/1998 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tổng kết “tuần lễ giáo dục quyền và bổn phận trẻ em” (từ ngày 8 đến 13/9/1997).
  15. Báo cáo ngày 15/12/1999 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tóm tắt kết quả hoạt động về “Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em” 1999.
  16. Báo cáo số 11797/TH ngày 15/12/1999 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kết quả hoạt động giao lưu về “quyền và bổn phận trẻ em” – 1999 của 7 tỉnh, thành phố.
  17. Báo cáo số 425/TH ngày 18/1/1999 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kết quả hoạt động của “Tháng giáo dục quyền và bổn phận trẻ em”.
  18. Báo cáo tháng 12/1998 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tổng kết “Tháng giáo dục quyền và bổn phận trẻ em năm học 1998 – 1999.
  19. Báo cáo tháng 5/2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tổng kết “Tháng giáo dục quyền và bổn phận trẻ em” năm học 1999 – 2000.
  20. Báo cáo quốc gia lần thứ 2 của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Về tình hình thực hiện công ước Liên Hợp Quốc xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
  21. Báo cáo quốc gia lần thứ 3 và 4 của CHXHCN Việt Nam (2000), Về tình hình thực hiện công ước Liên Hợp Quốc xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), Hà Nội.
  22. Báo cáo tháng 9/1992 của ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam về hai năm thực hiện công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, 1992.
  23. Bộ báo cáo đánh giá các dự án số 7 năm 1998 của Radda Barnen Việt Nam về đánh giá chương trình phát thanh về quyền trẻ em do Đài tiếng nói Việt Nam thực hiện (1996 – 1998).
  24. Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
  25. Chỉ tiêu trẻ em Việt Nam năm 1998, (1999), Trung tâm Thông tin tư liệu, UBBV và CSTE Việt Nam, Hà Nội.
  26. Chỉ tiêu trẻ em Việt Nam năm 1999, (2000), Trung tâm Thông tin tư liệu – UBBV và CSTE Việt Nam, Hà Nội.
  27. Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010, (2/2001), UBBV và CSTE Việt Nam, Hà Nội.
  28. Children Rights training package, (1999), UNICEF, Hà Nội.
  29. Các văn kiện quốc tế và quốc gia về quyền con người (1995), Trung tâm nghiên cứu quyền con người, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội.
  30. Dự thảo chương trình hành động quốc gia về trẻ em năm 1991 – 2000, UBBV và CSTE Việt Nam.
  31. Nguyễn Bá Diến (1993), Về quyền con người – trong tập chuyên khảo “quyền con người, quyền công dân”, Tập 1, Trung tâm nghiên cứu quyền con người – Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội, tr. 30 – 56.
  32. Trần Ngọc Đường (1999), Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, tập 1, 2, 3, Nxb CTQG, Hà Nội.
  33. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, Hà Nội.
  34. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 BCHTW khóa VIII, Nxb CTQG.
  35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội.
  36. Vũ Công Giao (2001), Cơ chế của Liên Hợp Quốc về nhân quyền, Luận án thạc sĩ Luật học.
  37. Giáo án cho các bài giảng về công tác với trẻ em làm trái pháp luật, (1999), UBBV và CSTE Việt Nam Radda Barnen, Hà Nội.
  38. Hoàng Văn Hảo – Chu HồngThanh (10/1995), Các điều kiện bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong công cuộc đổi mới đất nước, đề tài KX 07-16, Hà Nội.
  39. Hoàng Văn Hảo, (19980 Chính sách cơ bản của Đảng – Nhà nước Việt Nam về quyền con người, quyền công dân.trong tập bài giảng lý luận về quyền con người, TTNCQCN,HVCTQGHCM,Hà nội.
  40.  Hoàng Văn Hảo – Chu Hồng Thanh (1997), Một số vấn đề về quyền dân sự và chính trị, Nxb CTQG, Hà Nội.
  41. HoàngVăn Hảo – Chu Hồng Thanh (1996), Một số vấn đề về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Nxb Lao động, Hà Nội.
  42. Đỗ Ngọc Hà (1996), Gia đình và khả năng tái hòa nhập của trẻ em lang thang kiếm sống, Viện NCTN (YRI), Radda Barnen, Hà Nội.
  43. Đặng Ngọc Hoàng (2000), Thực trạng và phương hướng đổi mới giáo dục pháp luật hệ đào tạo trung học chính trị ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội.
  44. Hiến pháp Việt Nam năm 1946, 1959, 1980 và 1992, (1995), Nxb CTQG, Hà Nội.
  45. Hoạt động của Radda Barnen vì trẻ em làm trái pháp luật, chưa thành niên phạm pháp, Radda Barnen, Hà Nội, 1999.
  46. Hợp tác Việt Nam – UNICEF về truyền thông, tuyên truyền quyền trẻ em, Báo Nhân dân số 16885, ngày 9/10/2001.
  47. Phạm Khiêm ích -Hoàng Văn Hảo (1995), Quyền con người trong thế giới hiện đại, đề tài KX 07-16, Viện TTKHXH, TTNCQCN, Hà Nội.
  48. Kỷ yếu Hội nghị tổng kết kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam 1997 – 2000 (2000), Xây dựng chiến lược 10 năm và KHHĐ 5 năm – ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Hà Nội.
  49. Kế hoạch hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000, UBQH vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam.
  50. Kofi Annan (4/1999), Thông điệp của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc nhân ngày nhân quyền, trong quyền trẻ em tạo lập một nền văn hóa nhân quyền, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội, tr. 1.
  51. Hồ Chí Minh (1970), “Di chúc”, Trong sách Hồ Chí Minh bàn về công tác giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
  52. Hồ Chí Minh (1970), “Nói chuyện với các cháu thiếu nhi Việt Nam đêm trung thu thứ nhất nước Việt Nam DCCH”, Trong sách Hồ Chí Minh bàn về công tác giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
  53. “Hồ Chí Minh (1970) nói chuyện tại buổi lễ khai mạc trường Đại học nhân dân Việt Nam”, Trong sách Hồ Chí Minh bàn về công tác giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
  54. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
  55. HOFMANNR (1995), Bảo vệ quyền con người và Hiến pháp CHLB Đức trong quyền con người trong thế giới hiện đại đề tài KX 07 – 16, Viện TTKHXH – TTNCQCN, Hà Nội.
  56. Đỗ Mười (1992), Sửa đổi Hiến pháp xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, Nxb Sự thật, Hà Nội.
  57. C.Mác – Ph.Ăngghen (1998), Về quyền con người, Nxb CTQG, Hà Nội.
  58. C.Mác – Ph.Ăngghen (1976), “Chỉ thị về một số vấn đề gửi BCH Trung ương lâm thời”, trong sách C.Mác – Ph.Ăngghen – Lênin – Xtalin bàn về giáo dục, Nxb Sự thật, Hà Nội.
  59. C.Mác – Ph.Ăngghen (1976), “Phê phán cương lĩnh Gota”, Trong sách C.Mác – Ph.Ăngghen – Lênin – Xtalin bàn về giáo dục, Nxb Sự thật, Hà Nội.
  60. C.Mác – Ph.Ăngghen (1976), “Điếu văn trước mộ Mác”, Trong sách C.Mác – Ph.Ăngghen – Lênin -Xtalin bàn về giáo dục, Nxb Sự thật, Hà Nội.
  61. C.Mác – Ph.Ăngghen (1976), “Chống Đuy-rinh”, trong sách C.Mác – Ph.Ăngghen – Lênin – Xtalin bàn về giáo dục, Nxb Sự thật, Hà Nội.
  62. C.Mác – Ph.Ăngghen (1976), “Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư bản và của Nhà nước”, Trong sách C.Mác – Ph.Ăngghen – Lênin – Xtalin bàn về giáo dục, Nxb Sự thật, Hà Nội.
  63. C.Mác – Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
  64. C.Mác – Ph.Ăngghen (1986), Toàn tập, tập III, Nxb Sự thật, Hà Nội.
  65. Nguyễn Văn Mạnh (1995), Xây dựng và hoàn thiện đảm bảo pháp lý thực hiện quyền con người trong điều kiện đổi mới ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Hà Nội.
  66. Mary Robinsơn, Thông điệp các đại diện cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền nhân ngày nhân quyền 1997, trong quyền trẻ em tạo lập một nền văn hóa nhân quyền, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, tr. 3.
  67. Dương Thị Thanh Mai (1996), Giáo dục pháp luật qua hoạt động tư pháp ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Hà Nội.
  68. Jacques Mourgon (1995), Quyền con người, Nxb Đại học Pháp, Hà Nội.
  69. Lênin (1976), “Bàn về sự lẫn lộn chính trị”, Trong sách C.Mác – Ph.Ăngghen – Lênin – Xtalin bàn về giáo dục, Nxb Sự thật, Hà Nội.
  70. Lênin (1976), “Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên”, Trong sách C.Mác – Ph.Ăngghen – Xtalin bàn về giáo dục, Nxb Sự thật, Hà Nội.
  71. Lênin (1976), “Diễn văn tại Hội nghị các ban giáo dục chính trị toàn Nga” Trong sách C.Mác – Ph.Ăngghen – Lênin – Xtalin, Bàn về giáo dục, Nxb Sự thật, Hà Nội.
  72. Lênin V.I. (1977), Toàn tập, tập 37, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
  1. Lê Hữu Nghĩa, Bảo vệ chế độ ta, Thông Nam, Viện NCKHGD 3/11/2000. và  phát   triển quyền con người bản   chất của tin quyền và bổn   phận của  trẻ em ở Việt

– UBBV và CSTE Việt Nam, Radd Barnen từ 9/10 –

  1.  Lượng giá chương trình thử nghiệm về giáo dục quyền và bổn phận của trẻ em ở Việt Nam, Viện Nghiên cứu khoa học giáo dục, UBBV&CSTE, Radda Barnen từ 9/10 – 3/11/2000.
  2.  Hữu Ngọc (1995), Hồ sơ văn hóa Mỹ, Nxb Thế giới, Hà Nội.
  3.  Nguyễn Hữu Lệ (1995), Một số vấn đề về nhà nước pháp quyền, Luận án chuẩn hóa trình độ thạc sĩ, Hà Nội.
  4.  Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, (1998), Nxb CTQG, Hà Nội.
  5.   A.R.Lanier (1995), “Hành vi Mỹ”, Trong sách Hồ sơ văn hóa Mỹ, Nxb Thế giới, Hà Nội, tr. 152.
  6.  Lê Khả Phiêu (2000), “Bảo vệ và phát triển quyền con người lý tưởng phấn đấu của người cộng sản”, Thông tin quyền con người, (1). Trung tâm Nghiên cứu quyền con người, Học viện CTQG Hồ Chí Minh.
  7. Phân tích đánh giá chính sách, pháp luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, (2/2000), Bộ Lao động – Thương binh và xã hội – UNICEF, Nxb Lao động.
  8. Quyền trẻ em, (6/2000), Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội.
  9. Quyền con người và sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, (1991), Học viện Nguyễn ái Quốc.
  10. Quyền con người, (1995), Trung tâm Nghiên cứu quyền con người, Hà Nội.
  11. Fean -Facques – Roussrau (1992), Bàn về khế ước xã hội, Nxb thành phố Hồ Chí Minh.
  12. Nalin Swaris (2000), Đạo luật nhân quyền và sự tái sinh xã hội, Nxb Asian.
  13. Chu Hồng Thanh (1997), Quyền con người và luật quốc tế về quyền con người, Nxb CTQG, Hà Nội.
  14. Trần Thị Thanh Thanh (2001), Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em đến năm 2010 – UBBV và CSTE Việt Nam, Đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước, Hà Nội.
  15.  Đinh Xuân Thảo (1996), Giáo dục pháp luật trong các Trường Đại học và Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (không chuyên luật) ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Hà Nội.
  16. Tổng luận đề tài Khoa học cấp bộ (1997), Các cơ sở pháp lý của quyền con người, TTKHXH và NVQG, Viện Nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, Hà Nội.
  17.  Tài liệu tham khảo nội bộ (1998), Tập bài giảng lý luận về quyền con người, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội.
  18.  Tài liệu phục vụ tọa đàm (2000), Một số bài viết về quyền con người của các tác giả Việt Nam, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội.
  19. Tập chuyên khảo (1990), CNXH và quyền con người, Đề tài khoa học “Nhân quyền”, Học viện Nguyễn ái Quốc, Hà Nội.
  20. “Tuyên ngôn độc lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 1776” (2000), Văn kiện quốc tế về quyền con người, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội.
  21. “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp 1789” (2000), Văn kiện quốc tế về quyền con người, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội.
  22. Tài liệu huấn luyện công ước về quyền trẻ em, (1999), Nxb CTQG, Hà Nội.
  23. Tham luận hội thảo (2000), Hiến pháp, pháp luật và quyền con người, Kinh nghiệm Việt Nam và Thụy Điển, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội.
  24. Tăng cường lãnh đạo công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, (8/1998), UBBV và CSTE Việt Nam, Nha Trang.
  25. Trẻ em lang thang, (1997), Nxb CTQG, Hà Nội.
  26. Trẻ em “Trong bóng tối”, (1999), Nxb CTQG, Hà Nội.
  27. Tạp chí phụ nữ và tiến bộ, số 1 (22)/2000.
  28. Tập tham luận Hội thảo (2000), Quyền, lợi ích của phụ nữ, trẻ em trong quan hệ hôn nhân, gia đình, TTNCQCN/Học viện CTQG Hồ Chí Minh, UNICEF, Hà Nội.
  29. Tuyên bố viên và chương trình hành động (1998), Trong các Văn kiện quốc tế về quyền con người, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
  30. Đinh Ngọc Vượng (1992), Thuyết tam quyền phân lập và bộ máy Nhà nước tư sản hiện đại, Viện TTKHXH, Hà Nội.
  31. Đại từ điển tiếng Việt (1999), Viện ngôn ngữ, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
  32. Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội.
  33. Văn kiện quốc tế về quyền con người, (2000), TTNCQCN VTTKH Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội.
  34. Va-lê-ri – Sa-lit-de (1990), Sự ưu tiên của những quyền xã hội kinh tế quan điểm của phương Đông và phương Tây trong tập chuyên khảo CNXH và quyền con người, Đề tài Khoa học “Nhân quyền”, Học viện Nguyễn ái Quốc, Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh

  1. United Nation (1994), Human Rights question and answers New York and Geneva.
  2. Human Rights Education in Asian schools (2001), Asia – Pacific Information center – March.
  3. Citizenship education and human rights education (2000), Key concepts and debates 1 – The British council .
  4. Citizenship education and human rights education (2001), Developments and resources in the UK2 – The British council .

 

The post Lý luận về thực trạng giáo dục quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam appeared first on Luận văn 1080.



from Luận văn 1080 http://bit.ly/2ScakE1
via gqrds

No comments:

Post a Comment