Wednesday, August 22, 2018

Mẫu luận văn ngân hàng điện tử tại NHNN và PTNT Nghệ An

1/ Muc lục luận văn ngân hàng điện tử tại NHNN và PTNT Nghệ An

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT………………………………………………………………………… i

DANH SÁCH BẢNG……………………………………………………………………………………………. ii

DANH SÁCH HÌNH……………………………………………………………………………………………. iv

PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………………………….. 1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ ….. 4

  • TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU……………………………………………………… 4
  • MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ…… 7
    • TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ…………………………………. 7
    • NỘI DUNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ………………….. 19
    • CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 25
    • ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ …… 29
    • KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ..32 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………………………………………………… 38
  • Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………………………………. 38
  • Phƣơng pháp nghiên cứu…………………………………………………………………………….. 39
    • Tiến hành thu thập thông tin………………………………………………………………………. 39
    • Tiến hành xử lý dữ liệu……………………………………………………………………………. 41
  • Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu………………………………………………… 42
    • Điều kiện tự nhiên tỉnh Nghệ An……………………………………………………………… 42
    • Điều kiện kinh tế – xã hội………………………………………………………………………. 42

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI AGRIBANK NGHỆ AN……………………………………………………………………………….. 43

  • ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG CỦA AGRIBANK NGHỆ AN………………… 43
    • Sơ lƣợc về lịch sử hình thành của Agribank Nghệ An……………………………….. 43
    • Mô hình tổ chức quản lý………………………………………………………………………….. 45
    • Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Nghệ An giai đoạn 2011-2014….. 49
  • THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI AGRIBANK NGHỆ AN 53
    • Quy mô dịch vụ ngân hàng điện tử tại Agribank Nghệ An………………………… 53
    • Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử…………………………………………………. 58
    • Chất lƣợng dịch vụ ngân hàng điện tử……………………………………………………….. 62
    • Rủi ro trong hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử tại Agribank Nghệ An … 68
  • MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT………………………………………………………………… 69
    • Những thành tựu đạt đƣợc…………………………………………………………………………. 69
    • Một số tồn tại hạn chế và nguyên nhân…………………………………………………….. 70

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI

AGRIBANK NGHỆ AN………………………………………………………………………………………. 72

  • ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ CỦA AGRIBANK NGHỆ AN………………………………………………………………………………………………………….. 76
    • Những thuận lợi của Agribank Nghệ An…………………………………………………… 77
    • Những khó khăn của Agribank Nghệ An………………………………………………….. 77
  • CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI AGRIBANK NGHỆ AN 79
    • Giải pháp phát triển quy mô dịch vụ ngân hàng điện tử……………………………. 79
    • Giải pháp đa dạng hóa chủng loại dịch vụ ngân hàng điện tử…………………… 83
    • Giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ ngân hàng điện tử……………………….. 85
    • Giải pháp quản trị rủ ro trong hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử…………. 89
  • MỘT SỐ KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………………….. 91
    • Kiến nghị đối với Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 91
  • Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam…………………………………… 92
  • Kiến nghị đối với Chính phủ……………………………………………………………………. 93

KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………………………… 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………………………. 95

PHỤ LỤC………………………………………………………………………………………………………….. 97

luận văn ngân hàng điện tử

luận văn ngân hàng điện tử

2/ Mẫu lời cam đoan luận văn ngân hàng điện tử tại NHNN và PTNT Nghệ An

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trƣớc đây.

3/ Mẫu lời cám ơn luận văn ngân hàng điện tử tại NHNN và PTNT Nghệ An

Sau thời gian học tập theo chƣơng trình Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Kinh tế, Kinh tế Chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội. Chúng tôi đã đƣợc các Giáo sƣ, Tiến sĩ, Thầy giáo, Cô giáo thuộc Khoa Kinh tế Chính trị Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội tận tình giảng dạy.

Đến nay tôi đã hoàn thành chƣơng trình của khóa học và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp của mình với đề tài: Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Nghệ An.

Nhân dịp này tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các Giáo sƣ, Tiến sĩ, Thầy giáo, Cô giáo của Khoa Kinh tế Chính trị Trƣờng Đại học Kinh tế,    Đại học Quốc gia Hà Nội. Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Đức Trung là giảng viên đã hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.

Xin trân trọng cảm ơn!

4/ Tóm tắt luận văn

Tên luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Nghệ An.

Tác giả: Đinh Trọng Vinh

Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế

Bảo vệ năm: 2015

Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Đức Trung

Hiện nay, công tác phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Nghệ An (Agribank Nghệ An) vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế nhƣ: quy mô dịch vụ còn hạn hẹp, sản phẩm dịch vụ chƣa đa dạng, chất lƣợng dịch vụ chƣa cao … Từ đó, tôi mong muốn phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại cơ quan tôi công tác nên tôi lựa chọn đề tài Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Nghệ An”. Với đề tài này, luận văn đƣợc hoàn thiện với mục tiêu nghiên cứu nhƣ: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến việc phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử trong các ngân hàng thƣơng mại; Phân tích, đánh giá thực trạng việc phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Agribank Nghệ An trong giai đoạn 2011 – 2014; Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Agribank Nghệ An trong thời gian tới.

Luận văn đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: phƣơng pháp khảo sát điều tra bằng bảng hỏi, quan sát, phƣơng pháp phân tích, so sánh, tổng hợp. Phƣơng pháp khảo sát bằng bảng hỏi đƣợc sử dụng để thu thập các thông tin sơ cấp, bổ sung thông tin cho nguồn dữ liệu thứ cấp. Sau khi nghiên cứu, phân tích và đánh giá, luận văn đã hệ thống đƣợc các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển  dịch vụ Ngân  hàng điện tử tại Agribank Nghệ An. Kết quả này là đồng nhất với mục tiêu đã đề ra.

5/ Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trong xu thế hội nhập quốc tế nhƣ hiện nay, đầu tƣ và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử (NHĐT) là một trong những biện pháp gia tăng vị thế cạnh tranh của một Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trên thị trƣờng. Và dịch vụ NHĐT cũng đang là một xu thế phát triển tất yếu trên thế giới. Để thúc đẩy quá trình hội nhập, thu hút khách hàng cũng nhƣ dành lấy cơ hội trong kinh doanh, hầu hết các ngân hàng  trên thế giới luôn đƣa ra các dịch vụ tiện lợi, nhanh chóng và đƣợc hỗ trợ mạnh mẽ của các công nghệ hiện đại nhƣ máy giao dịch tự động (ATM), máy thanh  toán tại các điểm bán hàng (POS), mạng lƣới cung cấp dịch vụ ngân hàng thông qua mạng điện thoại, máy tính cá nhân … Với sự phát triển mạnh mẽ của công   nghệ thông tin và truyền thông, khoa học kỹ thuật, công nghệ mới nhƣ Internet, mạng điện thoại di động, Web site … Khẳng định bằng những thành công trong những năm qua, ngân hàng điện tử đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc và trở thành mô hình tất yếu cho hệ thống ngân hàng trong thế kỷ 21.

Trên thực tế, từ những phân tích, tổng hợp các dữ liệu đã thu thập đƣợc trong quá trình nghiên cứu có thể thấy đƣợc việc nâng cao hiệu quả hoạt động các tính năng của website là mối quan tâm hàng đầu, một trong những tính năng quan trọng nhất đó là tính năng dịch vụ khách hàng của trang web. Tăng cƣờng ứng dụng thƣơng mại điện tử nhƣ là một công cụ hiệu quả để điều chỉnh chi phí trong khi vẫn duy trì đƣợc các sản phẩm dịch vụ của mình.

Đối với nƣớc ta, đây là lĩnh vực hoạt động mới, hầu hết các tổ chức tín dụng và các văn bản pháp quy của Ngân hàng Nhà nƣớc và một số Bộ, ngành chƣa đáp ứng để ứng dụng hoạt động dịch vụ của ngân hàng điện tử, ngoại trừ một số phần trong nghiệp vụ tín dụng ngân hàng phát triển riêng biệt và một số dịch vụ nhất định nhƣ: xây dựng và phát triển trang Web cho  ngân  hàng  mình;  home banking; ngân hàng qua mạng điện thoại di động (Mobile banking).

Bên cạnh những mặt đạt đƣợc, thì các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam mới chỉ phát triển ở mức độ nhất định, khách hàng chủ yếu là các tổ chức tín dụng (TCTD), doanh nghiệp, tổ chức kinh tế còn ít và chỉ tham gia quan hệ mang tính chất tƣ vấn, tham khảo, và tìm kiếm thông tin là chủ yếu. Việc khai thác đƣợc điểm mạnh và lợi thế tuyệt đối của một ngân hàng điện tử là cung cấp sản phẩm dịch vụ mới, đa dạng và có tính tiện lợi, tiện ích cao, nhanh chóng, chính xác, mang tính ngân hàng điện tử chƣa thực hiện đƣợc. Vì vậy phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử đã dành đƣợc nhiều sự quan tâm và đánh giá của nhiều học giả. Luận văn sử dụng một số kết quả nghiên cứu dƣới đây để làm nền tảng lý luận và minh chứng cho những nhận định đƣợc trình bày trong luận văn. Cụ thể nhƣ sau:

1. Ngô Thị Liên Hƣơng, Đa dạng hoá dịch vụ tại Ngân hàng Thương mại Việt Nam. Luận án Tiến sỹ. Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân; Lê Minh Hạnh, 2013. Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ ngân  hàng  tại  chi  nhánh  Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn  tỉnh  Nghệ  An.  Luận  văn  thạc  sĩ. Học viện Ngân hàng. Kết quả nghiên cứu đã phân tích các nhóm dịch vụ mà Ngân hàng (NH) cung ứng cho khách hàng, đƣa ra đƣợc khái niệm đa dạng hoá, xác định đƣợc phƣơng thức đa dạng hoá và các chỉ tiêu đánh giá kết quả đa dạng  hoá, các nhân tố  ảnh hƣởng đến đa  dạng hoá, ý nghĩa của đa dạng  hoá đối với các Ngân hàng Thƣơng mại (NHTM) Việt Nam. Nghiên cứu kinh nghiệm đa dạng hoá dịch vụ của NHTM trên thế giới và chi nhánh NHTM tại Việt Nam để rút ra  các bài học thực hiện chiến lƣợc đa dạng hoá dịch vụ của NHTM Việt Nam. Đƣa ra những nhận xét và đánh giá xác đáng về thực trạng đa dạng hóa dịch vụ tại NHTM Việt Nam và đƣa ra một số giải pháp nhằm thực hiện thành công chiến lƣợc đa dạng hoá dịch vụ tại NHTM Việt Nam.

Phân tích thực trạng cung ứng các sản phẩm dịch vụ tại Agribank Nghệ An. Qua đó chỉ rõ những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế mà chi nhánh còn mắc phải; Đƣa ra các giải pháp một cách có hệ thống, sát với thực tiễn và có tính khả thi nhằm hoàn thiện và phát triển các sản phẩm dịch vụ đƣa Agribank Nghệ An hƣớng tới một ngân hàng thƣơng mại kinh doanh đa năng.

2. Phan Thị Hạnh, 2010. Hiện đại hoá hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân. Kết quả nghiên cứu đã hệ thống hoá cơ sở ý luận về NHTM, hoạt động của NHTM, phân tích cơ sở lý luận về hiện đại hoá hoạt động của NHTM, tổng hợp và xây dựng một số khái niệm chủ yếu liên quan nhƣ: hiện đại hoá, hiện đại hoá hoạt động của NHTM, xây dựng các chỉ tiêu phản ánh trình độ hiện đại hoá hoạt động NHTM. Đã phân tích và đánh giá thực trạng hiện đại hoá hoạt động của các NHTM Việt Nam và đã phát hiện đƣợc hai vấn đề chính: (1) Các NHTM Việt Nam thực hiện chƣa tuân thủ đầy đủ các thông lệ và chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng (NH) và hạch toán kế toán cũng nhƣ chƣa có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại và đồng bộ rộng khắp;

(2) Đầu tƣ cho công nghệ NH hiện chƣa bộc lộ các ảnh hƣởng tức thời, ngắn hạn tới khả năng sinh lời và mức độ an toàn trong hoạt động NH. Đã đề xuất một số hệ thống các giải pháp nhằm thúc đẩy tiến trình hiện đại hoá hoạt động của các NHTM Việt Nam.

3. David Cox, 1997. Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại. Dịch từ tiếng Anh. Ban nghiên cứu và xây dựng vốn ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam, 1997. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Nội dung của nghiên cứu này phần nào đã trình bày đƣợc các nội dung cơ bản về nghiệp vụ của ngân hàng hiện đại, là nền tảng lý luận cho luận văn.

4. Cao Thị Mỹ Phú, 2013. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Khu công nghiệp Phú Tài”. Luận văn Thạc sĩ. Trƣờng Đại học Đà nẵng; Man Thị Quỳnh Na, 2013. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Tài, Luận văn Thạc sĩ. Trƣờng Đại học Đà  nẵng;  Trƣơng  Thị  Ngọc Thuận, Phát triển dịch vụ Ngân hàng Điện tử  tại Ngân hàng Thương mại   Cổ phần Ngoại thương Việt Nam.  Luận  văn  Thạc  sĩ.  Trƣờng  Đại  học  Đà nẵng. Kết quả nghiên cứu đã làm rõ  khái  niệm  Ngân  hàng  điện  tử,  dịch  vụ ngân hàng điện tử, những ƣu điểm của dịch vụ ngân hàng điện tử và tầm quan trọng phải phát triển dịch vụ này trong tƣơng lai. Đã đi sâu phân tích tình hình phát triển dịch vụ    Ngân hàng điện tử tại các ngân hàng, những thuận lợi, khó khăn cũng nhƣ những hiệu quả và hạn chế còn tồn tại để từ đó có những định hƣớng, giải pháp đúng   đắn cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, đề xuất các giải pháp nhằm pháp triển dịch vụ ngân hàng điện tử, bao gồm phát triển quy mô  dịch vụ, nâng cao    chất lƣợng dịch vụ, phát triển dịch vụ mới và mở rộng mạng lƣới cung cấp dịch vụ.

5. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng thông tin, số liệu báo cáo của Agribank Nghệ An để làm cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại chi nhánh trong giai đoạn từ năm 2011-2014.

Từ các thông tin và dữ liệu này, tác giả đã chọn lọc, tổng hợp, phân tích các thông tin phù hợp để phục vụ cho quá trình nghiên cứu thực trạng và đƣa ra các cơ sở hợp lý, từ đó đề xuất các giải pháp để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại chi nhánh.

1.2.  Một số vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ ngân hàng điện tử

1.2.1. Tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử

1.2.1.1 Một số khái niệm.

a/ Dịch vụ và đặc điểm của dịch vụ.

Dịch vụ: Dịch vụ là một khái niệm phổ biến nên có rất nhiều cách định nghĩa về dịch vụ. Theo Zeithaml & Britner (2000), dịch vụ là những hành vi, quá trình, cách thức thực hiện một công việc nào đó nhằm tạo giá trị sử dụng cho khách hàng làm thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng. [7]

Theo Kotler & Armstrong (2004), dịch vụ là những hoạt động hay lợi ích mà doanh nghiệp có thể cống hiến cho khách hàng nhằm thiết lập, củng cố và mở rộng những quan hệ và hợp tác lâu dài với khách hàng. [7]

Theo từ điển tiếng Việt, dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của số đông, có tổ chức và đƣợc trả công.

Đặc điểm dịch vụ: Dịch vụ là một sản phẩm đặc biệt, có nhiều đặc tính khác với các loại hàng hoá khác nhƣ tính vô hình, tính không đồng nhất, tính không thể tách rời và tính không thể cất trữ. Chính những đặc điểm này làm cho dịch vụ trở nên khó định lƣợng và không thể nhận dạng bằng mắt thƣờng đƣợc.

+ Tính vô hình:

Không giống nhƣ những sản phẩm vật chất, dịch vụ không thể nhìn thấy đƣợc, không nếm đƣợc, không nghe thấy đƣợc hay không ngửi thấy đƣợc trƣớc khi ngƣời ta mua chúng. Để giảm bớt mức độ không chắc chắn, ngƣời mua sẽ tìm kiếm các dấu hiệu hay bằng chứng về chất lƣợng dịch vụ. Họ sẽ suy diễn về chất lƣợng dịch vụ từ địa điểm, con ngƣời, trang thiết bị, tài liệu, thông tin, biểu tƣợng và giá cả mà họ thấy. [7]

+ Tính không đồng nhất:

Đặc tính này còn gọi là tính khác biệt của dịch vụ. Theo đó, việc thực hiện dịch vụ thƣờng khác nhau tùy thuộc vào cách thức phục vụ, nhà cung cấp dịch vụ, ngƣời phục vụ, thời gian thực hiện, lĩnh vực phục vụ, đối tƣợng phục vụ và địa điểm phục vụ. Việc đòi hỏi chất lƣợng đồng nhất từ đội ngũ nhân viên sẽ rất khó đảm bảo (Caruana & Pitt, 1997). [7]

+ Tính không thể tách rời:

Tính không tách rời của dịch vụ thể hiện ở việc khó phân chia dịch vụ thành hai giai đoạn rạch ròi là giai đoạn sản xuất và giai đoạn sử dụng. Dịch vụ thƣờng đƣợc tạo ra và sử dụng đồng thời. Điều này không đúng đối với hàng hoá vật    chất đƣợc sản xuất ra nhập kho, phân phối thông qua nhiều nấc trung gian mua bán, rồi sau đó mới đƣợc tiêu dùng. Đối với sản phẩm hàng hoá, khách hàng chỉ  sử dụng sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng, còn đối với dịch vụ, khách hàng đồng hành trong suốt hoặc một phần của quá trình tạo ra dịch vụ. [7]

+ Tính không lƣu giữ đƣợc:

Dịch vụ không thể cất giữ, lƣu kho rồi đem bán nhƣ hàng hoá khác. Tính không lƣu giữ đƣợc của dịch vụ sẽ không thành vấn đề khi mà nhu cầu ổn định. Khi nhu cầu thay đổi, các công ty dịch vụ sẽ gặp khó khăn do không thể thu xếp trƣớc. [7]

b.  Dịch vụ ngân hàng.

Cho đến nay, có khá nhiều quan điểm khác nhau về dịch vụ ngân hàng. Theo cuốn “Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại” của tác giả David Cox, hầu hết các hoạt  động nghiệp vụ của ngân hàng thƣơng mại đều gọi là dịch vụ ngân hàng [1]. Cụ thể hơn, dịch vụ ngân hàng đƣợc hiểu là các nghiệp vụ ngân hàng về vốn, tiền tệ, thanh toán mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh, sinh lời, sinh hoạt cuộc sống, cất trữ tài sản … của họ, nhờ đó ngân hàng   thu chênh lệch lãi suất, tỷ giá hay thu phí.

Nói đến dịch vụ ngân hàng ngƣời ta thƣờng gắn nó với hai đặc điểm: thứ nhất, đó là dịch vụ mà  chỉ  có  các  ngân hàng với những ƣu thế  của  nó mới có thể thực hiện một cách trọn vẹn và đầy đủ; thứ hai, đó là các dịch vụ gắn liền với hoạt động ngân hàng không những cho phép ngân hàng thƣơng mại thực hiện tốt yêu cầu của khách hàng, mà còn hỗ trợ tích cực để ngân hàng thƣơng mại thực hiện tốt hơn chức năng của ngân hàng thƣơng mại. [3]

Ở nƣớc ta, lĩnh vực dịch vụ ngân hàng đƣợc Luật Tổ chức tín dụng quy định nhƣng không có định nghĩa giải thích. Theo Luật Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 không nhắc đến dịch vụ ngân hàng, mà chỉ nhắc đến các hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại đó là: 1. Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác; 2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nƣớc và nƣớc ngoài; 3. Cấp tín dụng dƣới các hình thức; 4. Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng; 5. Cung ứng các phƣơng tiện thanh toán; 6. Cung ứng các dịch vụ thanh toán.

Dịch vụ ngân hàng là loại hình dịch vụ xuất hiện sớm nhất trong các loại hình dịch vụ tài chính. Theo cách  định  nghĩa  của  Tổ  chức  Thƣơng  mại  thế giới (WTO) đƣa ra trong Phụ lục về dịch vụ tài chính của Hiệp định chung về thƣơng mại dịch vụ (GATS) thì: Một dịch vụ tài chính là bất kỳ dịch vụ nào có tính chất tài chính đƣợc một nhà cung cấp dịch vụ tài chính cung cấp. Dịch vụ tài  chính bao gồm dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan tới bảo hiểm, mọi dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác (ngoại trừ bảo hiểm). Điều đó có nghĩa dịch vụ ngân hàng là một bộ phận cấu thành dịch vụ tài chính và trong bảng phân ngành dịch vụ của WTO nó đƣợc chia thành 12 phân ngành cụ thể sau: 1. Nhận tiền gửi và các khoản tiền gửi từ công chúng; 2. Cho vay dƣới mọi hình thức bao gồm: cho vay tiêu dùng, thế chấp, bao thanh toán và các khoản tài trợ cho các giao dịch thƣơng mại khác; 3. Cho thuê tài chính; 4. Tất cả các khoản thanh toán và chuyển tiền, bao gồm thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ thanh toán, séc du lịch và hối phiếu ngân hàng; 5. Bảo lãnh và cam kết thanh toán; 6. Tự doanh hoặc kinh doanh trên tài khoản của khách hàng, kể cả trên thị trƣờng tập trung, thị trƣờng OTC hoặc các thị trƣờng khác; 7. Phát hành các loại chứng khoán, bao gồm cả việc bảo lãnh phát hành và  đại lý phát hành (cả phát hành công khai và không công khai) và cung ứng các dịch vụ liên quan đến hoạt động phát hành; 8. Môi giới tiền tệ; 9. Quản lý tài sản gồm quản lý tiền mặt, quản lý danh mục, tất cả các hình thức quản lý đầu tƣ tập thể, quản lý quỹ hƣu trí, dịch vụ ủy thác, lƣu ký và tín thác; 10. Dịch vụ thanh toán và thanh toán bù trừ đối với các tài sản tài chính, bao gồm chứng khoán, các sản phẩm phái sinh và các công cụ có thể chuyển nhƣợng khác; 11. Cung cấp và trao đổi các thông tin tài chính, xử lý dữ liệu tài chính và phần mềm có liên quan của các nhà cung ứng dịch vụ tài chính khác; 12. Dịch vụ tƣ vấn, môi giới và các dịch vụ tài chính hỗ trợ khác liên quan đến tất cả các hoạt động nói trên, bao gồm cả việc tham chiếu và phân tích tín dụng, nghiên cứu, tƣ vấn đầu tƣ và đầu tƣ theo danh mục, tƣ vấn đối với các hoạt động mua lại và tái cơ cấu doanh nghiệp cũng nhƣ xây dựng chiến lƣợc. [2]

Ngoài ra, dịch vụ ngân hàng cần đƣợc hiểu theo hai phạm vi rộng và hẹp.  Theo nghĩa rộng, dịch vụ ngân hàng là toàn bộ hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối … của hệ thống ngân hàng với doanh nghiệp và công chúng. Quan niệm theo nghĩa rộng này đƣợc sử dụng để xem xét lĩnh vực dịch vụ ngân hàng trong cơ cấu kinh tế của một quốc gia. Theo nghĩa hẹp, dịch vụ ngân hàng chỉ bao gồm những hoạt động ngoài chức năng truyền thống (nhƣ huy động vốn và cho vay).

6/ Tài liệu tham khảo

  1. David Cox, 1997. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Ha Noi: Nxb Chính trị quốc
  2. Đại học Đà Nắng (2012), Tuyển tập Báo cáo Hội nghị sinh viên Nghiên cứu khoa học lần thứ
  3. Nguyễn Minh Kiều (2008), Nghiệp vụ Ngân hàng, NXB Thống Kê.
  4. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam CN Nghệ An, 2014. Lịch sử Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam CN Nghệ An.
  5. Báo cáo tình hình kinh doanh dịch vụ – Agribank Nghệ An năm 2011-2012- 2013-2014.
  6. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Nghệ An năm 2011- 2012-2013-2014.
  7. Nguyễn Thị Phƣơng Trâm, 2008. Chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử – so sánh giữa mô hình SERVQUAL và GRONROSS. Luận văn thạc sĩ. Trƣờng Đại học kinh tế TP
  8. Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam
  9. Tạp chí Ngân hàng số 17 năm 2011, trang
  10. Theo thống kê của Hội thẻ ngân hàng VN, trong năm 2010 đã xảy ra 12 vụ, trong đó có 5 vụ bọn trộm đã lấy tiền thành công.

Hiện tại, chúng tôi đang cung cấp dịch vụ :

Nhận làm luận văn thạc sĩ

Nhận viết assignment

Dịch vụ chạy spss

Viết essay

Viết tiểu luận thuê

Làm chuyên đề tốt nghiệp

chuyên nghiệp nhất thị trường. Nếu bạn không có thời gian hoàn thành bài luận, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé!

The post Mẫu luận văn ngân hàng điện tử tại NHNN và PTNT Nghệ An appeared first on Luận văn 1080.



from Luận văn 1080 https://ift.tt/2LkrZG9
via gqrds

No comments:

Post a Comment