1/ Các đề tài luận văn thương mại điện tử tiêu biểu nhất
1. Luận văn Thương mại điện tử: Xây dựng hệ thống thanh toán trực tuyến
2. Luận văn: Thương mại điện tử và vai trò của nó trong xã hội ngày nay
3. Luận văn về thương mại điện tử: Thương mại điện tử trong hệ thống thương mại quốc tế dưới sự điều chỉnh của tổ chức WTO từ góc nhìn của các nước đang phát triển
4. Luận văn về thương mại điện tử: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam
5. Luận văn về thương mại điện tử: Ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu của Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu An Giang
6. Nghiên cứu khoa học về thương mại điện tử: Giải pháp giúp doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam trong việc ứng dụng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để nâng cao hiệu quả E – Marketing vận dụng với Bizspace.vn
7. Luận văn về phát triển thương mại điện tử: Khai phá dữ liệu trong thương mại điện tử – xây dựng hệ thống khuyến cáo sản phẩm
8. Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử: Thương mại điện tử trong hoạt động Ngoại thương Việt Nam – thực trạng và giải pháp
9. Luận văn Thương mại điện tử và thực trạng ứng dụng thương mại điện tử tại Việt Nam
11. Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử: Phân tích một số mô hình kinh doanh sàn giao dịch thương mại điện tử B2B (B2B E – Marketplace) trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam
12. Đề tài luận văn về thương mại điện tử: “Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử ở Việt Nam”
13. Luận văn thạc sỹ: Nghiên cứu một số mô hình thương mại điện tử thành công trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
14. Luận văn Thạc sĩ: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
15. Luận văn tốt nghiệp: Phân tích một số mô hình thương mại điện tử B2B thành công trên thế giới và giải pháp nhằm phát triển các mô hình thương mại điện tử B2B trong đó có Việt Nam
16. Luận văn tốt nghiệp: Phát triển thương mại điện tử toàn cầu – Thương mại điện tử trong khuôn khổ WTO
17. Luận văn tốt nghiệp: Ứng dụng thương mại điện tử để xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty liên doanh TNHH Hải Hà – Kotobuki
18. Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp ứng dụng thương mại điện tử trong ngành hàng không thông qua phân tích mô hình ứng dụng thương mại điện tử của hãng hàng không Việt Nam Airlines
19. Luận văn thạc sĩ kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử ở Việt Nam
20. Luận văn tốt nghiệp: Áp dụng thương mại điện tử trong giao nhận hàng hóa
2/ Các đề tài tốt nghiệp thương mại điện tử hay nhất
21. Luận văn tốt nghiệp: Nghiên cứu thương mại điện tử ở Việt Nam và thế giới, đồng thời đưa ra giải pháp phát triển
22. Luận văn tốt nghiệp thương mại điện tử: Xây dựng chiến lược thương mại điện tử cho website Megabuy.vn của công ty cổ phần Thời Đại Mới
23. Khóa luận tốt nghiệp thương mại điện tử: Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển và một số giải pháp đối với Việt Nam
24. Luận văn tốt nghiệp: Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử ở Việt Nam
25. Luận văn tốt nghiệp thương mại điện tử : Thương mại điện tử ở các nước đang phát triển và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
26. Đề án khóa luận tốt nghiệp: Phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ở Việt Nam
27. Luận văn tốt nghiệp: Những giải pháp nhằm phát triển thương mại điện tử đối với các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị tại Hà Nội và Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
28. Khóa luận tốt nghiệp: Các mô hình thương mại điện tử B2B trên thế giới và khả năng áp dụng tại Việt Nam
29. Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng dịch vụ website thương mại điện tử tại Việt Nam
30. Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng thương mại điện tử trong Marketing quốc tế tại một số doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả
31. Luận văn tốt nghiệp: Thương mại điện tử cho doanh nghiệp – Hiện trạng, xu hướng phát triển trên thế giới và bài học đối với Việt Nam
32. Luận văn tốt nghiệp thương mại điện tử: Một số vấn đề pháp lý về Thương mại điện tử trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế
33. Chuyên đề tốt nghiệp thương mại điện tử: Tình hình hoạt động bán hàng và một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử ở Việt Nam
34. Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu một số giải pháp an toàn và bảo mật thông tin trong các giao dịch thương mại điện tử
35. Chuyên đề tốt nghiệp thương mại điện tử: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động xúc tiến website thuviendoanhnhan.com của Cty TNHH đào tạo phát triển công nghệ VPIT
3/ Mẫu luận văn tiếng anh thương mại
3.1. Tính cấp thiết của đề tài
Công nghệ thông tin và thương mại điện tử đã được ứng dụng rộng rãi vào đời sống xã hội nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Đối với doanh nghiệp, thương mại điện tử góp phần hình thành những mô hình kinh doanh mới, tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh và mở ra một thị trường rộng lớn với mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Đối với người tiêu dùng, thương mại điện tử giúp người mua chỉ ngồi tại nhà mà vẫn có thể lựa chọn hàng hóa, dịch vụ trên các thị trường ở mọi nơi trên thế giới bằng một vài động tác kích chuột.
Thương mại điện tử là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, là nhân tố chính đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới. Nhờ ứng dụng thương mại điện tử mà bất kỳ doanh nghiệp nào, thậm chí ở một nước nghèo nhất, một vùng xa xôi hẻo lánh trên địa cầu, cũng có thể dễ dàng tiếp cận với các thị trường rộng lớn thông qua mạng Internet. Thương mại điện tử đã làm cho hoạt động thương mại của các doanh nghiệp vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và trở thành hoạt động mang tính toàn cầu. Ngày 12/7/2010, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 1073/QĐ-TTg về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015.
Trong đó xác định “Thương mại điện tử được sử dụng phổ biến và đạt mức tiên tiến trong các nước thuộc hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Thời gian gần đây, công nghệ thông tin đã góp phần không nhỏ vào công tác quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương, nhất là trong xử lý hồ sơ hành chính, quản lý ngân sách, thuế, kho bạc, hải quan, bảo hiểm xã hội, thành lập doanh nghiệp… Ngay trong năm 2015, tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế điện tử đã tăng từ 65% lên 98%; thời gian nộp thuế của doanh nghiệp giảm từ 537 giờ/năm xuống còn 167 giờ/năm. Việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo hệ thống thông quan tự động và cơ chế một cửa quốc gia tại cảng biển quốc tế đã giảm thời gian thông quan hàng hóa bình quân từ 21 ngày xuống còn 14 ngày đối với xuất khẩu, 13 ngày đối với nhập khẩu, giảm được 10% đến 20% chi phí và 30% thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp [46]. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được thành lập theo nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của chính phủ, gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên
Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Ngày 13/10/2014, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 1874/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” theo đó: vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh đối với cả khu vực duyên hải miền Trung – Tây Nguyên. Xây dựng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thành trung tâm kinh tế biển mạnh, tạo thế tiến ra biển
nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc [58]. Tính đến cuối năm 2015 vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có đến 18.830 doanh nghiệp dịch vụ tập trung chủ yếu vào các ngành nghề như bán buôn bán lẻ, vận tải kho bãi, lưu trú, lữ hành du lịch, tư vấn, dịch vụ xây dựng và thi công…Cùng với các doanh nghiệp dịch vụ ở hai đầu đất nước, doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đang trên đường đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, thương mại điện tử được xem như một phương thức mới, đáp ứng sự lưu thông hàng hóa dịch vụ, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường dịch vụ ngày càng lớn và nhiều mối quan hệ không thể tiến hành thương mại truyền thống được. Thương mại điện tử giúp đẩy nhanh tốc độ kinh doanh, giảm thiểu chi phí, khắc phục được các trở ngại về không gian, thời gian. Vì thế, việc phát triển thương mại điện tử trong các hoạt động của doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói riêng là tất yếu trong bối cảnh hiện nay.
Thương mại điện tử vào Việt Nam từ khoảng năm 2000, phát triển với tốc độ nhanh, đặc biệt là trong các doanh nghiệp dịch vụ. Mặc dù vậy, việc ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói riêng phát triển chưa mạnh mẽ như mong muốn. Sự phức tạp về mặt công nghệ, sự đầu tư thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng, sự thiếu chuyên nghiệp của đội ngũ nguồn nhân lực, trình độ kinh doanh, ngoại ngữ… đang là rào cản, làm cho việc triển khai thương mại điện tử gặp nhiều khó
khăn. Mặt khác, các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có đặc thù riêng, chậm phát triển hơn, quy mô kinh doanh nhỏ lẻ, yếu về vốn, nguồn nhân lực hạn chế, thiếu tính liên kết…do đó, nhiều doanh nghiệp dịch vụ vẫn còn xa lạ với thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của mình. Trong lúc đó, tiềm năng cũng như cơ hội để ứng dụng, phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có nhiều, nhưng các doanh nghiệp dịch vụ không được nắm bắt và quan tâm phát triển. Làm thế nào để tháo gỡ những vấn đề còn tồn tại trong việc phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung hiện nay? Những nhân tố nào tác động đến sự phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung? Làm thế nào để các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung quan tâm hơn nữa đến việc phát triển thương mại điện tử nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của mình? Cần phải có nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung một cách đầy đủ và toàn diện. Đồng thời, cần phân tích thực trạng và các nhân tố tác động đến sự phát triển thương mại điện tử, từ đó luận giải để tìm ra các biện pháp, chính sách thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử. Việc nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế của đất nước. Với những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” cho nghiên cứu của mình.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
3.2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các nhân tố tác động đến sự phát triển thương mại điện tử, đề xuất hệ thống giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, góp phần đưa thương mại điện tử trở thành hoạt động phổ biến, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện được mục tiêu tổng quát nêu trên, tác giả nghiên cứu đứng trên góc độ vi mô – tức là đứng về phía doanh nghiệp – để tiếp cận nghiên cứu nhằm thực hiện các mục tiêu cụ thể của đề tài luận án như sau:
– Nghiên cứu, hệ thống hóa các lý thuyết về phát triển TMĐT đối với các doanh nghiệp dịch vụ; những lý luận về phát triển; khái niệm, đặc điểm, lợi ích và thế mạnh của thương mại điện tử; doanh nghiệp dịch vụ; vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
– Phân tích thực trạng phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, qua đó rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân trong phát triển thương mại điện tử.
– Nhận diện các nhân tố tác động đến sự phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
– Nghiên cứu đề xuất quan điểm, phương hướng, chính sách, giải pháp và kiến nghị ở góc độ vi mô và vĩ mô nhằm đẩy mạnh việc phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
3.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
3.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Trên cơ sở lý thuyết về sự phát triển, thương mại điện tử, doanh nghiệp dịch vụ, các thông tin, số liệu liên quan đến vùng kinh tế trọng điểm miền Trung để phân tích, đánh giá mức độ phát triển thương mại điện tử của doanh nghiệp dịch vụ trong địa bàn nghiên cứu. Xây dựng mô hình nghiên cứu, từ đó thực hiện việc khảo sát, đánh giá thực trạng cũng như khảo sát các số liệu thứ cấp, sơ cấp, luận giải, nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, để từ đó đề xuất các giải pháp, chính sách, kiến nghị có tính khả thi nhằm phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Phạm vi về không gian: Nghiên cứu sự phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, bao gồm 5 tỉnh, thành
phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu chủ yếu vào giai đoạn 2008 – 2015 và giải pháp định hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Các nghiên cứu và kết quả công bố được tiến hành từ năm 2013 đến năm 2016.
3.4. Đóng góp mới của luận án
– Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về thương mại điện tử cũng như phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ. Làm nổi bật đặc điểm, vai trò, lợi ích và thế mạnh của thương mại điện tử đối với quá trình phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
– Vận dụng mô hình lý thuyết TOE (Technology – Organization – Environment) vào việc đi sâu nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
– Chỉ rõ tiềm năng, thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, việc phát triển thương mại điện tử được coi là giải pháp đột phá trong khai thác hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh đó.
– Phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Từ đó, nêu lên những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế, những nguyên nhân và các vấn đề đặt ra cần được giải quyết trong phát triển thương mại điện tử.
– Luận án đã đi sâu nghiên cứu một trường hợp điển hình về ứng dụng thương mại điện tử cho dịch vụ lưu trú ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu thực tiễn này đã bổ sung và làm phong phú thêm về lý thuyết phát triển thương mại điện tử và là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho các doanh nghiệp muốn áp dụng thương mại điện tử nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng doanh thu, giảm chi phí, tăng lợi nhuận và phát triển bền vững.- Luận án đã xác định được các nhân tố và mức độ tác động của từng nhân tố đến sự phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ, đó là: các nền tảng chính sách kinh tế xã hội; nhân lực liên quan đến thương mại điện tử; công nghệ; môi trường pháp lý; hình thức thanh toán; bảo mật và chuyển phát hàng hóa. Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa thiết thực không chỉ đối với các nhà quản lý doanh nghiệp mà còn đối với các nhà hoạch định chính sách để thúc đẩy thương mại điện tử phát triển.
– Luận án đã xác định được các phương hướng, mục tiêu và đề xuất chính sách, giải pháp mang tính khả thi, có tính khoa học nhằm phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
3.5. Kết cấu luận án
Kết cấu của luận án bao gồm 4 phần, cụ thể như sau:
Phần 1. Mở đầu.
Phần 2. Tổng quan nghiên cứu về phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ.
Phần 3. Kết quả nghiên cứu, gồm 4 chương.
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ.
Chương 2. Địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3. Thực trạng phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Chương 4. Giải pháp phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Phần 4. Kết luận và kiến nghị.
The post Tông hợp đề tài và mẫu luận văn về thương mại điện tử appeared first on Luận văn 1080.
Click here for more...
from #Bangladesh #News aka Bangladesh News Now!!!
No comments:
Post a Comment