Nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt của xí nghiệp xử lý nước thải thủ dầu một bằng vi khuẩn Bacillus Subtilis
1. Mở đầu luận văn xử lý nước thải sinh hoạt
Ngày nay việc ứng dụng vi sinh trong xử lý nước thải đang được khuyến khích sử dụng bởi vi sinh đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong các quá trình phân giải các chất hữu cơ có trong nước. Bên cạnh đó thì phương pháp này đạt hiệu quả tối ưu hơn so với các ứng dụng khác, lợi ích kinh tế hơn và chi phí đầu tư thấp. Mặt khác, các chất bã của quá trình xử lý này có thể sử dụng làm phân bón sinh học. Đặc biệt là vi khuẩn Bacillus subtilis có khả năng phân giải chất hữu cơ giúp cải thiện chất lượng nước đáng kể.
Tại Malaysia, Yusufab và ctv (2011) đã đánh giá được khả năng xử lý nước thải ngành sản xuất da của vi khuẩn Bacillus subtilis so với vi khuẩn Pseudomonas fragi thông qua đề tài “Một so sánh về hiệu quả của hai chủng vi khuẩn Bacillus subtilis và Pseudomonas fragi trong xử lý nước thải thuộc ngành sản xuất da”. Hiệu xuất xử lý COD của Bacillus subtilis là 87,6% trong khi P.fragii là 85,2%. Đối với TSS, Bacillus subtilis làm giảm nồng độ từ 876 mg/l đến 73 mg/l (91,7%), trong khi P.fragii giảm nồng độ từ 876 mg/l đến 98 mg/l (88,8%). Bacillus subtilis làm giảm nồng độ clorua từ 127,08 mg/l đến 65,39 mg/l (48,5%) so với P.fragii từ 127,08 mg/l đến 57,72 mg/l (54,6%). Từ kết quả, có thể nói rằng các vi khuẩn có trong nước thải thuộc da có tiềm năng đáng kể trong xử lý nước thải thuộc da (Yusufab và ctv, 2011). Ở Việt Nam, vi khuẩn Bacillus subtilis đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công trong việc xử lý nước thải. Tại An Giang, nhóm tác giả Lâm Thị Dung và ctv (2006) đã nghiên cứu “Sử dụng vi khuẩn Bacillus subtilis trong xử lý nước máu cá”, bước đầu đã tìm ra tìm ra một quy trình xử lý hoàn chỉnh có thể áp dụng cho xử lý nước ở dạng ô nhiễm nhẹ. Bacillus subtilis còn được ứng dụng trong xử lý nước máu cá. Qua quá trình nghiên cứu và tiến hành thí nghiệm kết quả đã tìm ra được quy trình xử lý hoàn chỉnh có thể áp dụng cho mẫu nước máu cá ở mật độ vi khuẩn là 107 cfu/ml, nồng độ muối là 1%, điều chỉnh pH = 6 và trong thời gian xử lý là 20 ngày (Lâm Thị Dung và ctv, 2006).
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Vật Liệu: Nước thải sinh hoạt được lấy từ bể thu gom nước thải đầu vào của xí nghiệp xử lí nước thải Thủ Dầu Một đặt tại khu phố 6, phường Phú Thọ, thành phố Thủ Dầu Một. Vi khuẩn Bacillus subtilis mua từ Viện Công Nghệ Sinh Học – Môi Trường, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu: Mẫu nước thể thu về được khử trùng bằng tia UV. Bố trí thí nghiệm xử lí nước thải sinh hoạt bằng vi khuẩn Bacillus subtilis trong điều kiện sục khí liên tục.
Thuyết minh quy trình:
100% nước thải và được tiến hành thí nghiệm với 4 nghiệm thức:
- DC-1: Đối chứng được tiến hành như mẫu thật nhưng không cho vi khuẩn vào.
- Nghiệm thức 1: 800ml mẫu nước thải sinh hoạt + 106cfu/ml
- Nghiệm thức 2: 800ml mẫu nước thải sinh hoạt + 107cfu/ml
- Nghiệm thức 3: 800ml mẫu nước thải sinh hoạt + 108cfu/ml
75% nước thải + 25% nước cất và được tiến hành thí nghiệm với 4 nghiệm thức:
- DC-2: Đối chứng được tiến hành như mẫu thật nhưng không cho vi khuẩn vào.
- Nghiệm thức 4: 800ml mẫu nước thải sinh hoạt + 106cfu/ml.
- Nghiệm thức 5: 800ml mẫu nước thải sinh hoạt + 107cfu/ml
- Nghiệm thức 6: 800ml mẫu nước thải sinh hoạt + 108cfu/ml
50% nước thải + 50% nước cất và được tiến hành thí nghiệm với 4 nghiệm thức:
- DC-3: Đối chứng được tiến hành như mẫu thật nhưng không cho vi khuẩn vào.
- Nghiệm thức 7: 800ml mẫu nước thải sinh hoạt + 106cfu/ml
- Nghiệm thức 8: 800ml mẫu nước thải sinh hoạt + 107cfu/ml
- Nghiệm thức 9: 800ml mẫu nước thải sinh hoạt + 108cfu/ml Trong nghiên cứu này, sử dụng vikhuẩn Bacillus subtilis được tăng sinh trong môi trường NB rồi bổ sung vào nước thải ở các mật độ 106, 107, 108 cfu/ml. Tiến hành theo dõi các chỉ số COD theo TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989), BOD5 theo TCVN 6001:1995 (ISO 5815 – 1989), NH + bằng phương pháp Phenat SMEWW (2012), pH sau 3, 6, 9, 12 ngày.
Phân tích và xử lí số liệu: Kết quả sau khi phân tích được xử lý thống kê bằng phần mềm Statgraphics 15.1.02 để so sánh trị trung bình của các nghiệm thức. Kiểm tra hiệu xuất xử lý của các thông số chất lượng nước (pH, BOD5, COD, PO43-, DO, NH4+) và vẽ đồ thị bằng phần mềm Microsoft.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Kết quả đo các chỉ tiêu chất lượng nước thải đầu vào của xí nghiệp xử lý nước thải Thủ Dầu Một
3.2. Kết quả đo các chỉ tiêu các nghiệm thức 100% nước thải của xí nghiệp xử lý bằng vi khuẩn Bacillus subtilis
Kết quả đo pH
Giá trị pH của các nghiệm thức 100% nước thải sinh hoạt giảm so với nghiệm thức DC-1 sau 12 ngày xử lý. Nguyên nhân pH giảm là do trong quá trình thí nghiệm có xảy ra quá trình nitrat hóa oxy hóa ammonia (NH3) và muối ammonium (NH4+) hình thành acid nitrous và acid nitric làm giảm giá trị pH của môi trường, tăng lượng NO3– trong nước, qua đó vi sinh vật thu năng lượng cần thiết cho hoạt động sống của mình. Các phản ứng xảy ra như sau:
NH4+ + 3/2 O2 <=> NO2– + 2H+ + H2O + 76kcal
NO2– + 1/2 O2 <=> NO3– + 24kcal
Từ kết quả kiểm định Duncan cho thấy, giá trị pH trung bình của các nghiệm thức NT1 là 6.88
; NT2 là 6.86 và NT3 là 6.74 khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 95% so với nghiệm thức DC-1 (7.106).
Kết quả đo nồng độ ammonium (NH +) (mg/l)
Nồng độ COD giảm là do trong quá trình sinh trưởng các vi khuẩn đã tiêu thụ chất hữu cơ trong môi trường nhờ enzym ngoại bào để tạo sinh khối mới:Nghiệm thức DC-1 vẫn ổn định sau 12 ngày. Ngày 9 nồng độ NH + ở nghiệm thức NT3 giảm nhiều nhất từ 18.5 mg/l (ngày 0) xuống còn 15.89 mg/l (ngày 9), sau đó giảm nhẹ và khác biệt không có ý nghĩa thống kê cho đến ngày 12. Nồng độ NH + trung bình ở các nghiệm thức giảm là do khi bổ sung vi khuẩn Bacillus subtilis xảy ra quá trình amon hóa protein nhằm chuyển nitơ dạng khó hấp thu sang dạng muối amôn để vi sinh vật dễ hấp thụ và giải phóng NH3. mg/l do mật số vi khuẩn nhiều nên chúng tiêu thụ chất hữu cơ nhanh chóng sau đó giảm nhẹ trong các ngày tiếp theo của quá trình xử lý là do chất hữu cơ còn rất ít không đủ vi khuẩn tiêu thụ nên một số vi khuẩn chết và còn 66.65 mg/l (ngày 12).
Ngày thứ 9 nồng độ COD giảm mạnh ở nghiệm thức NT3 từ 165.78 mg/l (ngày 0) cònKết quả đo nồng độ nhu cầu oxy hóa học (COD) (mg/l)
Chất hữu cơ tế bào vi khuẩn + CO2 + H2O + ∆H.
- Kết quả đo nồng độ nhu cầu oxy sinh học (BOD5) (mg/l)
Giữa các ngày trong quá trình xử lý của các nghiệm thức có khác biệt có ý nghĩa thống kê. Nghiệm thức NT1 và NT2 giảm liên tục nhưng không nhiều từ ngày 0 đến ngày 9, đến ngày
3.3. Kết quả đo các chỉ tiêu các nghiệm thức 75% nước thải của xí nghiệp và 25% nước cất được xử lý bằng vi khuẩn Bacillus subtili
Sau 12 nghiệm thức NT2 có nồng độ BOD5 giảm nhiều nhất còn 46 mg/l đạt QCVN 14:2008/BTNMT cột B. Điều này chứng tỏ, vi khuẩn Bacillus subtilis đã tiêu thụ các chất hữu cơ có trong nước thải sinh hoạt làm cho nồng độ BOD5 giảm.
Sau 12 ngày xử lý giá trị pH của các nghiệm thức giảm so với nghiệm thức DC-2. Có sự khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 95% ở ngày 12 trong quá trình xử lý, giá trị pH trung bình nghiệm thức NT4 là 6.64, NT5 là 6.62, NT6 là 6.5 khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 95% so với DC-2 (6.904). Giữa 3 nghiệm thức NT4, NT5 và NT6 khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Nồng độ NH4+ trung bình NT4 là 15.506 mg/l giảm so với nghiệm thức DC-2 (16.046 mg/l) và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 95%. Ngày thứ 3 nồng độ COD giảm mạnh ở các nghiệm thức NT4, NT5 và NT6 so với ngày 0 và khác biệt có ý nghĩa thống kê, trong đó nghiệm thức NT6 giảm nhiều nhất từ 123.48 mg/l (ngày
0) còn 59.78 mg/l. Điều đó cho thấy Nồng độ nước thải càng pha loãng thì hiệu quả xử lý của vi khuẩn càng cao. Cũng giống như nghiệm thức NT3 ở độ pha loãng 100% nước thải sinh hoạt thì ở nghiệm thức NT6, nồng độ BOD5 giảm nhiều nhất là ngày thứ 6 từ 118 mg/l (ngày 0) còn 52 mg/l giảm nhẹ đến ngày 12. Có thể giải thích là do nghiệm thức NT6 mật số vi khuẩn nhiều nên ở những ngày đầu của quá trình xử lý chúng đã sử dụng gần hết lượng chất hữu cơ có trong nước thải và đến các ngày sau đó lượng vi khuẩn giảm do không còn đủ lượng thức ăn.
3.4. Kết quả đo các chỉ tiêu các nghiệm thức 50% nước thải của xí nghiệp và 50% nước cất được xử lý bằng vi khuẩn Bacillus subtilis
Giá trị pH của các nghiệm thức giảm so với nghiệm thức DC-3 sau 12 ngày xử lý. Nghiệm thức NT8 giảm nhiều so với nghiệm thức NT7 và NT9. Nghiệm thức NT9 ngày 6 giảm nhiều nhất là do quá trình nitrat xảy ra tạo môi trường acid. Nghiệm thức NT8 ngày 12 giảm nhiều nhất còn 9.98mg/l đạt quy chuẩn cho phép của QCVN 14:2008/BTNMT cột B. Điều đó cho thấy nồng độ nước càng pha loãng thì hiệu quả xử lý của vi khuẩn càng cao. Ở nghiệm thức NT9, nồng độ BOD5 giảm nhiều nhất là ngày thứ 6 từ 83 mg/l (ngày 0) còn 38 mg/l, sau đó giảm nhẹ và đến ngày 12. Nghiệm thức NT7 và NT8 giảm liên tục sau 12 ngày xử lý, trong đó nồng độ BOD5 ở ngày 9 của nghiệm thức NT8 là 22 mg/l đạt quy chuẩn cho phép nước loại A
Phạm Kim Liên… Nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt…
của QCVN 14:2008/BTNMT. Điều này chứng tỏ rằng nồng độ nước thải càng pha loãng thì vi khuẩn xử lý càng tốt.
4. Kết luận
Giá trị pH của tất cả các nghiệm thức đều giảm so với đối chứng ban đầu và khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 95% giữa các nghiệm thức. Chỉ số BOD5 có hiệu suất xử lý cao nhất là 73.49 % ở nghiệm thức NT8 với mật số vi khuẩn là 107 (cfu/ml) và ở nồng độ pha loãng 50% nước thải sinh hoạt và 50% nước cất. Hiệu suất xử lý nồng độ COD cao nhất là 75,49 % ở nồng độ pha loãng 50% nước thải sinh hoạt và 50% nước cất với mật số vi khuẩn là 107 (cfu/ml). Ở nồng độ pha loãng 50% nước thải sinh hoạt và 50% nước cất và mật số vi khuẩn là 107 (cfu/ml) chỉ số NH + có hiệu suất xử lý cao nhất là 26.07 %. Vi khuẩn Bacillus subtilis có khả năng xử lý nước thải sinh hoạt với mật số vi khuẩn là 107 (cfu/ml) khi nồng độ nước thải sinh hoạt càng pha loãng thì hiệu suất xử lý càng cao.
5/ Tài liệu tham khảo
- Nguyễn Hữu Hiệp (2008), Sử dụng vi khuẩn Bacillus Subtilis, kết hợp với vật liệu hấp phụ để xử lý nước thải giết mổ gia súc và chế biến phân hữu cơ, Trường Đại học Cần Thơ.
- Lý Kim Hữu (2005), Khảo sát đặc điểm của Bacillus subtilis và tìm hiểu điều kiện nuôi cấy thích hợp sản xuất thử nghiệm chế phẩm probiotic, luận văn tốt nghiệp cử nhân Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm TP.
- Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga (2002), Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
- Nguyễn Xuân Thành, Nguyễn Bá Hiên, Hoàng Hải và Vũ Thị Hoan (2005), Giáo trình Vi sinh vật công nghiệp, NXB Giáo dục.
- Phạm Hoàng Thái (2007), Phân lập vi khuẩn Bacillus subtius từ đất, khảo sát khả năng ức chế sản sinh Aflatoxin của các chủng phân lập được, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí
- Trần Thanh Thủy (1999), Hướng dẫn thực hành vi sinh vật học, NXB Giáo dục.
- Dongyai, Likitsaraan and Jitjumroonchokchai (2011), Isolated Effective Microorganism (EM: B.subtilis) from Natural to be Green Material for Environmental Management in Wastewater Treatment, University of Technology of North Bangkok.
- Yusufab, Noorb, Hassanb, Agarryc and Solomond (2013), A comparison of the efficacy of two strains of Bacillus subtilis and Pseudomonas fragii in the treatment of tannery wastewater, University of Ilorin, Ilorin, Kwara State,
The post Chia sẻ mẫu luận văn xử lý nước thải sinh hoạt của xí nghiệp appeared first on Luận văn 1080.
from Luận văn 1080 https://ift.tt/2NttzHZ
via gqrds
No comments:
Post a Comment