Friday, August 31, 2018

Mẫu luận văn tốt nghiệp ngành nông nghiệp

Mẫu luận văn thạc sĩ hợp tác xã nông nghiệp

1/ Lời cam đoan luận văn tốt nghiệp ngành nông nghiệp

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và hình ảnh trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả

Đặng Thị Bé

luận văn thạc sĩ hợp tác xã nông nghiệp

Luận văn thạc sĩ hợp tác xã nông nghiệp

2/ Lời cám ơn luận văn hợp tác xã nông nghiệp

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.

Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với giảng viên hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Dương Nga đã định hướng, chỉ bảo, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.

Tôi xin trân trọng cảm ơn đối với tất cả các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Phân tích định lượng cùng tất các các thầy cô giáo Học viên Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn UBND huyện, Phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nông huyện Diễn Châu, UBND, các hộ nông dân tại hai xã Diễn Thọ và Diễn Trung cung cấp số liệu khách quan, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.

Tôi cũng xin cảm ơn dự án LPS/2010/047, “giảm thiểu dịch bệnh và cải thiện an toàn thực phẩm trong chuỗi giá trị lợn đối với các tác nhân quy mô nhỏ tại Việt Nam” đã tạo điều kiện cho tôi được trích một phân số liệu từ dự án để làm luận văn của mình.

Cuối cùng với lòng biết ơn sâu sắc nhất xin dành cho gia đình, bạn bè đã giúp đỡ rất nhiều về vật chất và tinh thần để bản thân tôi hoàn thành được chương trình học tập cũng như đề tài nghiên cứu.

Học Viên

Đặng Thị Bé

3/ Tính cấp thiết của đề tài

Ngành chăn nuôi hiện chiếm 25% trong đóng góp của ngành nông nghiệp vào tổng thu nhập quốc nội. Đây cũng là ngành giữ vai trò then chốt trong cơ cấu ngành nông nghiệp, đồng thời là nguồn sinh kế chủ yếu của đa số các hộ gia đình nông thôn. Trong số các hoạt động chăn nuôi, chăn nuôi lợn là hoạt động chủ đạo, đóng góp 78% tổng sản lượng chăn nuôi (Tổng cục thống kê, 2010). Theo kết quả điều tra, người tiêu dùng ở khu vực thành thị (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh) và một số hộ tiêu dùng khu vực nông thôn (do CAP-ILRI tiến hành năm 2007), thịt lợn chiếm tỷ lệ lớn nhất (40%) trong tổng chi tiêu của hộ cho các sản phẩm thịt, tiếp sau đó là cá, thịt gia cầm và thịt bò (Trang trại Việt, 2010). Thịt lợn đã và đang là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi gia đình người việt.

Gần đây, trước tình hình bùng nổ các trường hợp nhiễm độc thực phẩm do nhiều nguyên nhân như tồn dư hóa chất, dư lượng kháng sinh trong các sản phẩm thịt và hải sản, sử dụng các chất phụ gia không hợp pháp, sự ô nhiễm và kém vệ sinh tại các điểm bán hàng… đã làm gia tăng mối lo ngại về an toàn vệ sinh thực phẩm của người tiêu dùng cũng như các cơ quan quản lý. Để nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, ổn định tâm lý cho người tiêu dùng đồng thời để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, góp phần tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và xa hơn nữa là nhu cầu của thi ̣trườ ng thế giới, là chı̀a khóa để hôi nhâp xuất khẩu. Bộ Nông nghiệp đã ra Quyết định số 1506/QĐ-BNN-KHCN ngày 15 tháng 5 năm 2008 của bộ trưởng bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn tại Việt Nam (VietGAHP).

Huyện Diễn Châu là một trong các những huyện đứng tốp đầu trong chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Nghệ An với số lượng đàn lợn năm 2014 đạt 78 nghìn con. Từ năm 2011, Diễn Châu là một trong 4 huyện của tỉnh Nghệ An tham gia Dự án cạnh tranh nông nghiệp (dự án LIFSAP) do Ngân hàng Thế giới tài trợ- dự án chăn nuôi và tăng cường an toàn thực phẩm, đang thực hiện tại Việt Nam nhằm đưa chăn nuôi của huyện theo hướng thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi an toàn (VietGAHP). Đã có 64 hộ thuộc 2 xã Diễn Trung và Diễn Thọ tham gia. Sau hơn 4 năm thực hiện dự án, bước đầu đã có những chuyển biến tích cực góp phần tăng hiệu quả, năng suất, chất lượng vật nuôi và bước đầu đã hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi lợn trên địa bàn gây ra. Tuy nhiên, hiện sản phẩm chăn nuôi của các hộ dân tại Diễn Châu chủ yếu tiêu thụ qua thương lái và địa phương nên giá thành chưa cao và chưa xây dựng được thương hiệu. Đồng thời, giá đầu ra bấp bênh, chưa ổn định, còn phụ thuộc vào giá chung của sản phẩm chăn nuôi trên thị trường; số lượng người tiêu dùng sử dụng sản phẩm chăn nuôi an toàn chưa nhiều; việc hỗ trợ về thuế, đất đai cho mô hình liên kết sản xuất trong chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, việc liên kết giữa doanh nghiệp và người sản xuất chưa có nhiều hiệu quả, do không có kế hoạch ký kết bao tiêu sản phẩm từ thời điểm bắt đầu nhập giống; thức ăn (Hương Chi, 2015).

Vậy, thực trạng chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP trên địa bàn huyện Diễn Châu hiện nay như thế nào? Nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng phát triển chăn nuôi lợn theo hướng VietGAHP trên địa bàn? Giải pháp nào cần phải thực hiện để đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi lợn theo hướng VietGAHP trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ an. Để trả lời câu hỏi đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phát triển chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An”.

4/ Mục tiêu nghiên cứu

4.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP của các hộ nông dân trên địa bàn huyện từ đó đề ra các giải nhằm phát triển chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGAHP, tăng thu nhập cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

4.2. Mục tiêu cụ thể

  • Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tế về phát triển chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP
  • Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
  • Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
  • Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP trong thời gian tới.

5/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1.     Đối tượng nghiên cứu

Các vấn đề về lý luân và thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGAHP

5.2.     Phạm vi nghiên cứu

5.2.1.   Phạm vi về nội dung

Đề tài tập trung nghiên cứu về hiệu quả trong chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGAHP.

5.2.2.   Phạm vi về không gian

Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

5.2.3.  Phạm vi về thời gian

  • Thời gian nghiên cứu: Đề tài tâp trung nghiên cứ u trong khoang̉ thờ i gian

từ năm 2013 đến năm 2015; điṇ h hướ ng, giải pháp đến năm 2020.

  • Thờ i gian thưc hiện đề tai:̀ Từ  tháng 10/2015 đêń   thanǵ   10/201

6/ Câu hỏi nghiên cứu

  1. Có các vấn đề lý luận nào liên quan đến phát triển chăn nuôi theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAHP) đặc biệt trong bối cảnh đất nước đang đứng trước thềm hội nhập, nhiều mặt hàng thuế nông sản nhập khẩu đang được cắt bỏ, vấn đề an toàn thực phẩm đang thực sự rất báo động?
  2. Các nước phát triển và các nước trong khu vực có điều kiện tương đồng với Việt Nam có những kinh nghiệm gì trong viêc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng thực hành nông nghiệp tốt có thể vận dụng vào Việt Nam, Nghệ An nói chung và huyện Diễn Châu nói riêng?
  3. Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP diễn ra như thế nào tại các huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An?
  1. Có các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc phát triển phát triển chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP diễn ra như thế nào tại các huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An?
  1. Những hệ thống giải pháp nào có thể đưa ra để đẩy chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP trên địa bàn huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An phát triển theo hướng bền vững trong thời gian tới?

7/ Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học thực tiễn

7.1 Về học thuật

Luận văn sẽ góp phần hệ thống hóa vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề phát triển chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (VietGAHP). Trong bối cảnh hiện nay, hàng loạt các vụ ngộ độc xảy ra, tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm đang được cả xã hội đặc biệt quân tâm. Đề tài góp phần cung cấp cái nhìn tổng quát về quy trình sản xuất mới hướng tới bốn lợi ích cơ bản là kỹ thuật sản xuất, an toàn thực phẩm, an toàn sức khỏe người chăn nuôi và truy suất nguồn gốc, thu hồi sản phẩm.

7.2  Về thực tiễn

Đề tài được thực hiện ở Huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An một huyện có truyền thống phát triển chăn nuôi lợn thịt với số lượng đầu con lợn thịt luôn đứng tốp đầu tỉnh Nghệ An song những năm gần đây có xu hưởng giảm do dịch bệnh và ô nhiễm môi trường chăn nuôi. Đề tài còn có ý nghĩa thiết thực khi Diễn Châu là một trong bốn điểm khiển khai mô hình chăn nuôi VietGAHP đầu tiên tại Nghệ An. Vì vậy luận văn cung cấp thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng VietGAHP trên địa bàn đồng thời đánh giá mặt đã đặt được, chưa đặt được, tìm ra nguyên nhân cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển chăn nuôi VietGAHP trên địa bàn từ đó rút ra kinh nghiệm cũng như tìm ra hướng giải quyết góp phần thúc đẩy hơn nữa sự phát triển chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn trên địa bàn.

Hiện tại, chúng tôi đang cung cấp dịch vụ :

Nhận làm luận văn thạc sĩ

Nhận viết assignment

Dịch vụ chạy spss

Viết essay

Viết tiểu luận thuê

Làm chuyên đề tốt nghiệp

chuyên nghiệp nhất thị trường. Nếu bạn không có thời gian hoàn thành bài luận, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé!

The post Mẫu luận văn tốt nghiệp ngành nông nghiệp appeared first on Luận văn 1080.



Click here for more...
from #Bangladesh #News aka Bangladesh News Now!!!

No comments:

Post a Comment