Mẫu luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học
1/ Lời cảm ơn
Người viết xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình TS Huỳnh Văn Thông, sự giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô trong tổ bộ môn Ngôn ngữ của khoa Ngữ Văn và quý thầy cô Phòng sau đại học trường ĐHSP TPHCM.
Ngoài ra, người viết xin gửi lời cảm ơn tới ban giám hiệu và đồng nghiệp trường THCS và THPT Lạc Hồng đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình và bạn bè, đặc biệt là các anh chị học viên lớp Ngôn ngữ K21 trường ĐHSP TPHCM đã động viên, giúp đỡ người viết hoàn thành luận văn này.
2/ Lí do chọn đề tài
Tiếng lóng là một hiện tượng trong hầu như bất kỳ ngôn ngữ nào trên thế giới. Văn hào Pháp Victor Hugo đã từng nhận định: “Tiếng lóng là gì? Nó là quốc gia, đồng thời là quốc âm; đó là một đánh cắp dưới hai hình thức: nhân dân và ngôn ngữ. (…) Tiếng lóng vừa là một hiện tượng văn học, vừa là một kết quả xã hội. Tiếng lóng, căn bản, là gì? Tiếng lóng là ngôn ngữ của khốn cùng. (…) Mọi nghề, mọi nghiệp, có thể mọi ngẫu nhiên của hệ thống xã hội và hết thảy các hình thức của trí tuệ, đều có tiếng lóng của nó. Về phương diện thuần túy văn học, nghiên cứu tiếng lóng có thể là kỳ thú hơn nhiều khoa học khác.” (Bản dịch của Huỳnh Lý, Vũ Đình Liên, Lê Trí Viễn, Đỗ Đức Hiểu – NXB Văn Học, Hà Nội, 1977).
Trong nhiều giáo trình ngôn ngữ học đại cương, tiếng lóng là nội dung không thể thiếu ở chuyên đề từ vựng học. Trong nhiều hội nghị, hội thảo khoa học, một số báo cáo về nghiên cứu tiếng lóng đã thu hút sự quan tâm của khá đông người.
Tiếng lóng là một hiện tuợng ngôn ngữ học xã hội có vai trò đáng kể đối với vốn từ vựng của toàn dân. Sau một thời gian tồn tại chính thức, bất ổn định trong một phạm vi xã hội hạn hẹp, có nhiều tiếng lóng sẽ không còn là… tiếng lóng. Hoặc chúng biến mất. Hoặc chúng trở thành đơn vị từ ngữ của toàn dân, đuợc mọi nguời sử dụng rộng rãi, không chỉ tồn tại trong các tác phẩm văn chuơng báo chí, hoặc trên màn bạc, mà còn xuất hiện cả ở nhiều văn bản hành chính. Trong Việt ngữ hiện đại, tiếng lóng ngày càng có xu hướng phát triển mạnh, nhất là đối với giới trẻ ở các đô thị, tạo nên hiện tượng mà các nhà nghiên cứu gọi là ngôn ngữ đường phố (street language).
Đặc biệt khi công nghệ thông tin phát triển, con người có thể sử dụng internet như một công cụ đắc lực trong việc khai thác, tìm kiếm thông tin đồng thời chia sẻ các quan điểm, tư tưởng của mình với cộng đồng mạng thông qua các diễn đàn trực tuyến. Tham gia các diễn đàn này phần đông là giới trẻ nên việc sử dụng tiếng lóng khá phổ biến và có xu hướng ngày càng tăng. Chính vì vậy, luận văn khai thác hiện tượng này làm đề tài nghiên cứu.
Hơn nữa, xuất phát từ tình yêu tiếng Việt, quan tâm tới vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và đặc biệt là sự hứng thú với lĩnh vực ngôn ngữ học xã hội, cùng những lí do trên, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng Việt: thực trạng, đặc điểm, cơ chế hình thành”.
3/ Lịch sử vấn đề
Tiếng lóng Việt Nam đã được nhiều học giả trong và ngoài nước chú ý nghiên cứu từ đầu thế kỷ 20. Một trong những công trình đầu tiên về đề tài này là của J.N. Cheon, mang tiêu đề L’argot anamite (Tiếng lóng Việt Nam) đăng trên tập san trường Viễn Đông Bác Cổ (BEFEO) từ năm 1905. Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố (1889-1947) từng có khảo luận L’argot anamite de Hanoi (Tiếng lóng Việt Nam ở Hà Nội) công bố năm 1925. Đến nay, tồn tại hai quan điểm trái ngược nhau trong việc nhìn nhận hiện tượng ngôn ngữ đặc thù này:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng tiếng lóng là hiện tượng không lành mạnh trong ngôn ngữ, nó chỉ tồn tại ở xã hội có giai cấp và mất dần đi, vì vậy phải triệt để chống tiếng lóng và kiên quyết gạt nó ra khỏi ngôn ngữ văn hóa. Đó là ý kiến của Nguyễn Văn Tu và Nguyễn Kim Thản… trình bày qua các ấn phẩm Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại (NXB Đại học và Trung học Chuyên nghiệp 1976) hoặc Tiếng Việt trên đường phát triển (NXB Khoa học Xã hội 1982).
- Quan điểm khác thì đề nghị chấp nhận những tiếng lóng tốt, tích cực, nhằm bổ sung cho ngôn ngữ toàn dân. Đó là ý kiến của Trịnh Liễn và Trần Văn Chánh… phát biểu trong hội nghị “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ” được tổ chức tại Hà Nội năm 1979. Đồng quan điểm ấy, Nguyễn Thiện Giáp soạn sách Từ vựng học tiếng Việt (NXB Đại học và Trung học Chuyên nghiệp 1985) đã đặt tiếng lóng trong mối quan hệ với toàn bộ lớp từ tiếng Việt rồi cho rằng: Chỉ nên lên án những tiếng lóng “thô tục”; còn loạt tiếng lóng “không thô tục: là tên gọi có hình ảnh của sự vật, hiện tượng nào đó thì có khả năng phổ biến và thâm nhập dần vào ngôn ngữ toàn dân. Sách này còn chỉ ra rằng tiếng lóng chính là một phương tiện tu từ học được dùng để khắc họa tính cách và miêu tả hoàn cảnh sống của nhân vật trong các tác phẩm văn học nghệ thuật. Đây cũng chính là điều mà nhiều nhà nghiên cứu về tu từ học (rhétorique) về phong cách học (stylistique), cũng như nhiều cây bút văn chương, báo chí quan tâm tìm hiểu và vận dụng.
Từ trước tới nay, nhiều chuyên gia về Việt ngữ đã quan tâm nghiên cứu tiếng lóng, song chỉ mới trình bày qua một vài chương đoạn trong các công trình liên quan đến từ vựng học, tu từ học, phong cách học; hoặc mới chỉ dừng lại ở báo cáo khoa học – như của Trịnh Liễn và Trần Văn Chánh năm 1979; hoặc mới giới hạn trong khuôn khổ bài báo – như bài “Tiếng lóng trong giao thông vận tải” của Chu Thị Thanh Tâm (Ngôn ngữ và đời sống, 1998), Tiếng lóng của sinh viên, học sinh TP HCM (2005). Cũng có vài sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp đại học với đề tài tiếng lóng, như Lê Lệnh Cáp (1989) hoặc Lương Văn Thiện (1996).
Gần đây có tác phẩm sách Tiếng lóng Việt Nam của tác giả Nguyễn Văn Khang gồm hai phần: khảo luận về đặc điểm của tiếng lóng Việt Nam và Từ điển từ ngữ lóng tiếng Việt. Mới nhất là “Sổ tay từ – ngữ lóng tiếng Việt” của hai tác giả Đoàn Tử Huyến và Lê Thị Yến đã tập hợp nhiều những từ, ngữ lóng đã và hiện có trong tiếng Việt. Luận văn nghiên cứu “Tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng Việt: thực trạng, đặc điểm, cơ chế hình thành” để góp phần có được cái nhìn đầy đủ hơn về một hiện tượng thú vị của ngôn ngữ.
3/ Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu
- Nhận diện các từ ngữ lóng trên các diễn đàn trực tuyến và tìm hiểu thực trạng sử dụng của các thành viên
- Miêu tả, phân loại các từ, ngữ lóng thông qua đặc điểm về ngữ pháp và ngữ nghĩa của chúng.
Nhiệm vụ
- Xác lập những cơ sở lí thuyết liên quan đến tiếng lóng.
- Thống kê, miêu tả, phân tích chỉ ra một số đặc điểm về ngữ pháp và ngữ nghĩa của chúng.
4/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các từ, ngữ lóng được sử dụng trong các diễn đàn trực tuyến.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các diễn đàn trực tuyến. Diễn đàn trực tuyến, hay được gọi là forum, là nơi để cho người dùng Internet trao đổi thảo luận và tán gẫu với nhau. Phương thức thường được dùng trong diễn đàn trực tuyến là người đầu tiên gửi lên một chủ đề (topic, thread) trong một đề mục (category,forum) và sau đó những người tiếp theo sẽ viết những bài góp ý, thảo luận lên để trao đổi xung quanh chủ đề đó.
5/ Đóng góp của luận văn
- Về mặt lí luận: góp phần làm rõ hơn cách nhìn đối với tiếng lóng và các đặc trưng của từ, ngữ lóng Việt
- Về mặt thực tiễn: khảo sát phạm vi và thực trạng sử dụng tiếng lóng trong đời sống xã hội nhất là trên
6/ Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu của mình, luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp sau đây:
- Phương pháp điều tra xã hội học.
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp miêu tả
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích tổng hợp
7/ Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn sẽ được triển khai trong ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết và thực trạng sử dụng tiếng lóng trên các diễn đàn
Trong chương này chúng tôi sẽ bàn tới thuật ngữ tiếng lóng và các đặc trưng của tiếng lóng Việt. Đồng thời chúng tôi tiến hành phân biệt tiếng lóng với một số đối tượng như: thuật ngữ, tiếng nghề nghiệp, …Bên cạnh đó, những vấn đề chung về diễn đàn và thực trạng sử dụng tiếng lóng trên diễn đàn cũng được đề cập tới.
Chương 2: Đặc điểm ngữ pháp
Ở chương này, chúng tôi tiến hành phân tích, tìm hiểu và phân loại các đơn vị lóng theo cấu tạo, từ loại và phương thức tạo từ.
Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa
Chương cuối cùng chúng tôi giải quyết thông qua việc miêu tả, phân tích các yếu tố thuộc về ngữ nghĩa của các từ, ngữ lóng như: trường từ vựng, hiện tượng chuyển nghĩa và hiện tượng đồng âm.
8/ Danh sách đề tài luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học
1. | Góp phần tìm hiểu sự biến đổi từ vựng – ngữ nghĩa Tiếng Việt từ 1930-1960 | Nguyễn Thị Hà | GS.TS Lê Quang Thiêm |
2. | Bước đầu tìm hiểu các tương ứng từ vựng giữa tiếng Malaysia và tiếng Việt | Trần Thúy Anh | GS.TS Trần Trí Dõi |
3. | Ngữ pháp tạo sinh và việc phân tích cú pháp tiếng Việt | Nguyễn Văn Mạo | GS.PTS Nguyễn Minh Thuyết |
4. | Khảo sát ý nghĩa và cách dùng các quán ngữ biểu thị tình thái trong tiếng Việt | Đoàn tị Thu Hà | PGS.TS Nguyễn Cao Đàm |
5. | Xem xét cách diễn đạt câu tiếng Việt của người nước ngoài khi học tiếng Việt | Đỗ Thị Thu | PGS.PTS Nguyễn Cao Đàm |
6. | Khảo sát sự biến đổi ý nghĩa của từ ngữ Hán Việt từ từ điển Việt Bồ La (1651) đến từ điển tiếng Việt (2000) | Bùi Thị Hải | GS.TS Trần Trí Dõi |
7. | Đại từ quan hệ trong tiếng Anh và các cấu trúc tương đương trong tiếng Việt | Đặng Thị Toàn Thư | PGS.TS Nguyễn Cao Đàm |
8. | Một số vấn đề về dịch thuật văn bản khoa học kỹ thuật Anh-Việt | Nguyễn Thị Minh Phương | GS.TS Nguyễn Quang Thiêm |
9. | Tiểu từ tính thái cuối câu tiếng Việt và việc dạy tiểu từ tính thái cuối câu tiếng Việt cho người nước ngoài | Lê Thị Hoài Dương | GS.TS Nguyễn Minh Thuyết |
10. | Nghiên cứu một số đặc điểm thi pháp của cấu trúc láy đôi tiếng Việt thể hiện qua các đặc điểm ngữ âm ở phụ âm đầu và thanh điệu | Đặng Thái Thu Hương | PTS Hoàng Cao Cương |
11. | Tìm hiểu một số vấn đề về ngôn ngữ học trên bản dịch Tân thư Trung Việt đầu thế kỷ XX | Đỗ Thúy Nhung | GS.TS Lê Quang Thiêm |
12. | Thủ pháp miêu tả trong những truyện ngắn hay(đoạt giải 1993-1997) | Đỗ Thị Hiên | PGS.TS Hoàng Trọng Phiến |
13. | Khảo sát phương tiện từ vựng(động từ)biểu thị ý nghĩa cầu khiến trong câu tiếng Việt | Trần Kim Phượng | TS Đào Thanh Lan |
14. | Khảo sát chức năng ngoài phạm trù ý nghĩa không gian của nhóm ra,vào,lên,xuống trong truyện Kiều và thơ Tố Hữu | Văn Tú Anh | GS.TS Nguyễn Lai |
15. | Bước đầu nghiên cứu đối chiếu các lọai hình vị tiếng Indonesia và tiếng Việt | Phạm Thị Thúy Hồng | GS.TS Lê Quang Thiêm |
16. | Tìm hiểu một số cấu trúc định danh mở rộng trong ngôn ngữ của chủ tịch Hồ Chí Minh | Nguyễn Thị Thanh Hương | GS.TS Nguyễn Lai |
17. | Khảo sát các phương tiện biểu thị hành động cầu khiến trong tiếng Việt và tiếng Pháp | Nguyễn Minh Chính | PGS.TS Trần Trí Dõi |
18. | Giáo dục tiếng Việt trong hệ thống giáo dục song ngữ cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn DAKLAK- từ góc nhìn thực tiễn | Mai Văn Mô | PGS.TS Trần Trí Dõi |
19. | So sánh đối chiếu đại từ chỉ ngôi trong tiếng Nga và tiếng Việt | Nguyễn Tuấn Kiệt | GS.PTS Đinh Văn Đức |
20. | Giá trị phong cách của các trật từ trong thơ mới Viêt Nam | Lê Thị Kỳ | PTS Nguyễn Hữu Đạt |
21. | Phân tích phân bố các nét âm vị học trong tiếng Hán hiện đại | Nguyễn Thị Thanh Thảo | TS Hoàng Cao Cương |
22. | Bước đầu tiếp cận ngôn ngữ và nhận diện ngữ âm Xá Phó | Nguyễn Văn Hiệu | PGS.TS Trần Trí Dõi |
23. | Nghiên cứu đối chiếu trật tự từ trong câu đơn tiếng Anh-Việt | Nguyễn Thị Hoàng Oanh | TS Vũ Ngọc Tú |
24. | Hàm ý và phương thức biểu thị hàm ý | Nguyễn Thị Tố Ninh | GS.TS Nguyễn Minh Thuyết |
25. | Khảo sát yết hậu ngữ tiếng Hán | Nguyễn Thị Thại | GS Hoàng Trọng Phiến |
26. | Câu chính phụ định ngữ trong tiếng Anh và các hiện tượng tương ứng trong tiếng Việt | Phan Thị Ngọc Bích | GS.TS Nguyễn Cao Đàm |
27. | Trợ từ tiếng Nhật trong câu(so sánh tương ứng với tiếng Việt) | Ngô Hương Lan | PGS.PTS Nguyễn Cao Đàm |
28. | Khảo sát các cách nêu nhận định trong phần kết phóng sự báo viết dưới góc độ ngữ nghĩa – ngữ dụng | Vũ Hoài Phương | GS.TS Nguyễn Minh Thuyết |
29. | Khảo sát thành ngữ tiếng Hán có yếu tố chỉ con số trong sự dối chiếu với thành ngữ tiếng Việt có yếu tố là con số | Giang Thị Tám | GS.TS Nguyễn Văn Khang |
30. | Góp phần tìm hiểu bối cảnh và chính sách ngôn ngữ ở Malaysia | Nguyễn Thị Vân | GS Lê Quang Thiêm |
31. | Khảo sát thành ngữ trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập | Kiều Thanh Hương | PGS Hoàng Trọng Phiến |
32. | Khảo sát một số lỗi thường gặp của sinh viên Việt Nam nói tiếng Anh nhìn từ góc độ giao tiếp xuyên văn hóa | Bùi Hồng Ánh | PGS.TS Nguyễn Văn Khang |
33. | So sánh cấu trúc và phương tiện biểu hiện câu hỏi chính danh trong tiếng Anh và tiếng Việt | Trần Chi Mai | PGS Hoàng Trọng Phiến |
34. | Phụ lục hội thoại tự nhiên | Trương Thục Phương | PGS Hoàng Trọng Phiến |
35. | Khảo sát những phương tiện ngôn ngữ biểu thị sự đánh giá bất thường trong câu tiếng Việt | Nguyễn Thị Thúy Nga | PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp |
36. | Thử nghiệm đối chiếu giới từ Pháp – Việt và xây dựng hệ bài tập về giới từ cho người Việt(qua nghiên cứu giới từ POR) | Ngô Hoàng Vĩnh | TS Vũ Đức Nghiệu |
37. | Đặc trưng văn hóa của người Thái Nghệ An qua lời cúng trong tang lễ. | Lữ Thanh Hà | PGS.TS Nguyễn Nhã Bản |
38. | Cấu trúc ca dao trữ tình | Lê Đức Luận | PGS.TS Nguyễn Nhã Bảo |
39. | So sánh đối chiếu từ xưng hô trong gia đình của tiếng Hán và tiếng Việt | Phạm Ngọc Hàm | GS.TS Hoàng Trọng Phiến |
40. | So sánh phương thức thể hiện ý nghĩa của các thành ngữ Anh -Việt sử dụng các yếu tố chỉ cơ thể con người(giới hạn ở khuôn mặt) | Tôn Vân Trang | GS.TS Trần Trí Dõi |
41. | Tìm hiểu nhu cầu giáo dục tiếng mẹ đẻ của các dân tộc thiểu số ở Malaysia | Lê Minh Hà | GS.TS Trần Trí Dõi |
42. | Tìm hiểu thanh hỏi và thanh ngã trong tiếng Việt qua so sánh với các từ tương ứng có trong phương ngữ Thái Mường Thanh Hóa | Cao Thị Hòa | TS Hoàng Cao Cương |
43. | Phạm vi ngữ dụng của khung đề trên cứ liệu tiếng Việt | Đào Thị Minh Thu | GS.TS Đinh Văn Đức |
44. | Khảo sát hoạt động chức năng của một số hư từ có nguồn gốc từ tiếng Hán trong Tiếng Việt hiện đại | Phạm Thị Hồng Nhung | GS.TS Hoàng Trọng Phiến |
45. | Dich Trung Việt:một số vấn đề về lý thuyết dịch Trung Hoa và thực tiễn dịch Trung Việt | Nguyễn Ngọc Long | PGS.TS Nguyễn Văn Khang |
46. | Câu bị động tiếng Anh và cấu trúc tương đương trong tiếng Việt | Bùi Thị Diên | TS Nguyễn Hồng Cổn |
47. | Lỗi phát âm phụ âm tiếng Anh của học sinh Việt Nam | Trần Thị Mai Đào | TS Lê Thế Quế |
48. | Đặc điểm định danh và ngữ nghĩa của hai tổ hợp ghép chính phụ”cười+x” và “nói+x” trong tiếng Việt | Vũ Thị Thu Huyền | TS Hà Quang Năng |
49. | Khảo sát đặc điểm cấu trúc- ngữ nghĩa của tên người Anh | Nguyễn Việt Khoa | PGS.TS Nguyễn Văn Khang |
50. | Nghiên cứu so sánh đối chiếu âm Hán Hàn với âm Hán Việt | Trần Thị Bích Phượng | GS.TSKH Nguyễn Quang Hồng |
51. | Đăc trưng ngôn ngữ-văn hóa của thể loại phỏng vấn báo chí | Musiy chuk viktoriya | GS.TS Hoàng Trọng Phiến |
52. | Cảm từ trong tiếng Việt hiện đại và một số dạng thức tương đương trong tiếng Anh | Phạm Thị Hương Lan | TS Phạm Hùng Việt |
53. | Tìm hiểu cấu tạo ,ý nghĩa và cách sử dụng thành ngữ Nhật bốn chữ Hán trong sự so sánh với tiếng Việt | Nguyễn Tô Chung | TS Nguyễn Xuân Hòa |
54. | Khảo sát cách dùng từ ngữ của thanh thiếu niên hiện nay (Qua báo hoa học trò 2000 – 2002) | Lương Quang Vũ | PGS. Đỗ Việt Hùng |
55. | Đặc điểm chính của ngữ điệu giáo viên tiểu học | Nguyễn Thị Vân Anh | TS Hoàng Cao Cương |
56. | Đặc điểm thuật ngữ kiểm toán tiếng Đức và cách chuyển dịch thuật ngữ kiểm toán tiếng Đức sang tiếng Việt | Lê Hoài Ân | TS Nguyễn Hồng Cổn |
57. | Lỗi của người Trung Quốc học tiếng Việt nhìn từ góc độ xuyên văn hóa (xét về khía cạnh từ vựng) | Lê Xảo Bình | GS.TS Trần Trí Dõi |
58. | Khảo sát đặc điểm của uyển ngữ tiếng Hán đối chiếu với tiếng Việt tương đương | Nguyễn Thị Lan Hinh | PGS.TS Nguyễn Văn Khang |
59. | Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của tục ngữ đánh giá con người trong tiếng Việt | Phạm Thị Bích Lan | TS Nguyễn Xuân Hòa |
60. | Phát triển ngôn ngữ nói ở tiểu học cùng dân tộc thiểu số | Nguyễn Thị Kim Oanh | PGS Trần Trí Dõi |
61. | Các hình thức đánh dấu xác định của danh ngữ tiếng Anh và các phương tiện tương đương trong tiếng Việt | Nguyễn Thị Minh Nguyệt | TS. Nguyễn Hồng Cổn |
62. | Trật tự câu trong vai trò liên kết và tạo mạch lạc cho văn bản | Nguyễn Thị Hồng Thúy | GS.TS Đinh Văn Đức |
63. | So sánh kết cấu cố định trong văn bản KHKT tiếng Anh với tiếng VIệt | Hoàng THị Minh Phúc | PGS.TS Vũ Đức Nghiệu |
64. | Khảo sát việc dùng từ Hán Việt trong văn bản sau CMT8 | Nguyễn Thị Mai Phương | GS.TS Lê QuangThiêm |
65. | Trạng ngữ phương thức,trạng ngữ so sánh và trạng ngữ điều kiện trong tiếng Anh | Trần Thị Kim Chi | GS.TS Hoàng Trọng Phiến |
66. | Trật từ câu trong vai trò liên kết và tạo mạch lạc cho văn bản | Nguyễn Thị Hồng Thúy | GS.TS Đinh Văn Đức |
67. | Khảo sát phương tiện từ vựng (động từ) biểu thị ý nghĩa cầu khiến trong câu tiếng Việt | Trần Kim Phượng | PGS.TS Đào Thanh Lan |
68. | Đối chiếu thành ngữ chỉ trạng thái tâm lý trong tiếng Anh và tiếng Việt | Lâm Thị Hòa Bình | GS.TS Nguyễn Thiện Giáp |
69. | Sự thể hiện ý nghĩa cách thức hoạt động trong tiếng Việt | Cao Thị Thảo | PGS.TS Bùi Minh Toán |
70. | Cơ sở lý thuyết và thực tiễn để biên soạn từ điển tần số báo chí Việt -Ucraina | Levchyn OLEKXANDER | PGS.TS Vũ Quang Hào |
71. | Cơ sở lý luận và thực tiễn để biên soạn từ điển Việt-UCRAINA,UCRAINA-Việt | olena | PGS.TS Vũ Quang Hào |
72. | Khảo sát về quan hệ giữa các vế trong câu ghép tiếng Việt có chứa” thì, là, mà” | Hoàng Kim Lung | PGS.PTS Diệp Quang Ban |
73. | So sánh đối chiếu từ xưng hô trong gia đình của tiếng Hán và tiếng Việt | Phạm Ngọc Hàm | GS.TS Hoàng Trong Phiến |
74. | Góp phần tìm hiểu một số vấn đề về thành phần trạng ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt | Nguyễn Mai Nga | GS.TS Lê Quang Thiêm |
75. | So sánh những phương tiện biểu thị tình thái không thực hữu trong tiếng Anh và tiếng Việt | Nguyễn Thị Cẩm Thanh | TS. Nguyễn Văn Hiệp |
76. | Khảo sát một số đặc điểm cấu tạo từ trong tiếng Nhật | Đỗ Văn Trung | TS Nguyễn Bích Hà |
77. | Định ngữ là vị từ trong tiếng Việt | Đỗ Thị Ngọc Mai | PGS Bùi Minh Toán |
78. | Khảo sát những phương tiện ngôn ngữ biểu thị sự đánh giá bất thường trong tiếng Việt | Nguyễn Thị Thúy Nga | PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp |
79. | Khảo sát hệ thống từ ngữ Hán -Việt trong SGK lớp 9 THCS | Trần Thị Kim Nhung | GS.TS Nguyễn Thiện Giáp |
80. | Góp phần tìm hiểu thành ngữ có thành tố chỉ tên gọi động vật trong tiếng Anh | Bùi Thu Hòa | GS.TS Lê Quang Thiêm |
81. | Nghiên cứu biên soạn từ điển đối dịch Hàn- Việt | Jang miwon | GS Nguyễn Thiện Giáp |
82. | Phạm trù kính ngữ trong tiếng Nhật | Nguyễn Thị Thu Hương | PTS Nguyễn Thị Việt Thanh |
83. | Một số văn bản hành chính pháp quy sử dụng trong các trường đại học trên bình diện phân tích diễn ngôn | Phan Thu Thủy | TS. Nguyễn Văn Hiệp |
84. | Phân tích đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ kinh tế thương mại Anh Việt (dựa trên 1 số từ điển được xuất bản những năm gần đây) | Vũ Thị Bích Hà | GS.TS Lê Quang Thiêm |
85. | Tìm hiểu về một số vấn đề về ngôn ngữ học trên bản dich tân thư Trung-Việt đầu thế kỷ 20 | Đỗ Thúy Nhung | GS.TS Lê Quang Thiêm |
86. | Góp phần tìm hiểu thành ngữ có thành tố chỉ tên gọi động vật trong tiếng Anh | Bùi Thu Hòa | GS.TS Lê Quang Thiêm |
87. | Câu có chứa động từ trao-nhận trong tiếng Nhật | Đào Thị Hồng Hạnh | PGS.TS Nguyễn Thị Việt Thanh |
88. | Khảo sát câu điều kiện trong tiếng Nhật | Nguyễn Xuân Trưng | PGS.TS Nguyễn Thị Việt Thanh |
89. | Kết từ tiếng Việt trong một số sách dạy tiếngV iệt cho người nước ngoài và vấn đé giảng dạy kết từ cho người nước ngoài | Nguyễn Thị Thanh Ngọc | TS. Vũ Ngọc Cân |
90. | Phân tích đối chiếu trật tự từ trong động ngữ Anh -Việt | Nguyễn Thị Hồng Hạnh | PGS.TS Vũ Ngọc Tú |
91. | Lỗi phát âm trọng âm từ tiếng Anh của học sinh Việt Nam | Dương Thị Ngọc Thủy | GS.TS Đoàn Thiện Thuật |
92. | Đặc điểm của các từ ghép song tiết đẳng lập Hán Việt | La Văn Thanh | GS.TS Nguyễn Văn Khang |
93. | Cấu trúc độc thoại trong ngôn ngữ kể chuyện của Nam Cao | Lưu Thị Oanh | TS Phạm Văn Tình |
94. | Đặc điểm ngôn ngữ của ca dao tục ngữ nói về kinh nghiệm lao động sản xuất | Nguyễn Thị Châu | PGS.TS Trần Trí Dõi |
95. | Phân tích đối chiếu biểu thức chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Anh và tiếng Việt | Lê Thanh Tâm | GS TS Lê Quang Thiêm |
96. | Tiếng Pháp chuyên nghành kĩ thuật đối với học viên người Việt | Nguyễn Thúy Yên | GS TS Đoàn Thiện Thuật |
97. | Mạch lạc trong một số truyện ngắn hiện đại | Nguyễn Thị Hồng Nga | PGS.TS Nguyễn Thị Việt Thanh |
98. | Vấn đề quan hệ nội dung – hình thức của vốn từ công nghệ môi trường Anh – Việt | Vũ Thị Minh Hà | PGS.TS Vũ Ngọc Tú |
99. | Phong cách hợp đồng kinh doanh quốc tế bằng tiếng Anh | Hạ Hồ Liên | TS Nguyễn Trọng Đàn |
100. | Liên từ logic và liên từ tiếng Việt | Lê Thị Thu Hoài | GS. TS Nguyễn Đức Dân |
101. | Khảo sát khả năng tạo nghĩa tình thái của các trạng từ tiếng Anh và khả năng dịch chuyển tương đương sang tiếng Việt | Hồ Thị Thanh Huyền | GS TS Hoàng Trọng Phiến |
102. | Đặc điểm của các biểu thức thời gian trong câu tiếng Việt | Vũ Thị Hương Thảo | TS. Nguyễn Hồng Cổn |
103. | Trạng ngữ phương thức , trạng ngữ so sánh và trạng ngữ điều kiện trong tiếng Anh(có đối chiếu với tiếng Việt)-phần Tư liệu | Trần Thị Kim Chi | GS.TS Hoàng trọng Phiến |
104. | Đặc điểm của các thành ngữ chỉ tâm lý tình cảm trong tiếng Hán(có sự đối chiếu tiếng Việt) | Vi Trường Phúc | GS TS Trần Trí Dõi |
105. | Tìm hiểu các đặc diểm của ngôn ngữ bóng đá trên báo chí tiếng Việt | Trịnh Thu Giang | TS Mai Xuân Huy |
106. | Khảo sát khái niệm câu đơn theo quan điểm truyền thống và cú đơn theo quan điểm của ngữ pháp chức năng(hệ thống) | Hoàng Anh Tuấn | PGS TS Hoàng Văn Vân |
107. | Đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa của tên (chính danh) người Nhật (có đối chiếu với tên người Việt) | Vương Đình Hòa | TS Trần Sơn |
108. | Bước đầu mô tả hệ thống ngữ âm tiếng Sán Dìu ở Việt Nam | Nguyễn Thị Kim Thoa | GS. TS Trần Trí Dõi |
109. | Vai trò của các tiểu từ tình thái cuối câu trong việc hình thành hiệu lực tại lời của phát ngôn | Vũ Thị Kim Anh | PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp |
110. | Khảo sát đặc trưng của từ , ngữ hỗn hợp Hán – Việt thông dụng | Đỗ Phương Lâm | TSKH Lương Văn Kế |
111. | Khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa không gian trong tiếng Việt | Hoàng Thị Thanh Bình | TS Nguyễn Hồng Cổn |
112. | Đặc trưng ngữ nghĩa – ngữ pháp của phát ngôn hỏi – cầu khiến – trong tiếng Việt | Nguyễn Thị Thanh Hương | PGS.TS Đào Thanh Lan |
113. | Khảo sát các cách nêu nhận định trong phần kết phóng sự báo viết dưới góc độ ngữ nghĩa ngữ dụng | Vũ Hoài Phương | GS TS Nguyễn Minh Thuyết |
114. | Nghiên cứu mô hình kết hợp thanh điệu trong từ láy đôi tiếng Việt | Vũ Thị Hải Hà | TS Vũ Kim Bảng |
115. | Khảo sát một số kiểu kết hợp các yếu tố trong thành phần vị ngữ của câu tiếng việt | Fukuda Yasuo | TS Nguyễn Thị Chung Toàn |
116. | So sánh từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Hán và Tiếng Việt | Phương Thần Minh | PGS.TS Đào Thanh Lan |
117. | Nghiên cứu câu nguyên nhân tiếng Đức trong so sánh với các hiện tượng trong tiếng Việt | Dương Thị Dung | GS.TS Nguyễn Thiện Giáp |
118. | Mạch lạc theo quen hệ nguyên nhân và quan hệ thời gian trong một số truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan | Hạp Thị Thu Hà | GS.TS Diệp Quang Ban |
119. | Khảo sát các hình thức biểu hiện ý nghĩa trong danh ngữ tiếng Anh và tiếng Việt | Doãn Thị Phương | PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn |
120. | Tìm hiểu đặc điểm ngữ pháp-từ vựng của tổ hợp từ có trạng từ chỉ mức độ cao trong tiếng Việt | Nguyễn Thị Bich Liên | PGS.TS Nguyễn Xuân Hòa |
121. | Lỗi phát âm phụ âm tiếng Pháp của học sinh Khánh Hòa và một số biện pháp khắc phục | Phan Thúy Phương | GS.TS Trần Trí Dõi |
122. | Tìm hiểu tính mạch lạc của đoạn văn(trên cứ liệu tiếng Anh và Tiếng Việt | Trương Hoàng Lan | TS Lê Thế Quế |
123. | Nghiên cứu các luật kết hợp âm vị học trong các âm tiết tiếng Anh và tiếng Việt | Nguyễn Linh Chi | TS Hoàng Cao Cương |
124. | Một số nhóm tưu ngữ văn hoá trong tiếng Anh và các thủ pháp chuyển dịch sang tiếng Việt (trên cứ liệu các từ ngữ tên gọi động vật và thực vật) | Kiều Phương Nga | PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn |
125. | Tên bài trên báo Việt Nam từ bình diện phân tích diễn ngôn | Trần Thị Nga | GS.TS Đinh Văn Đức |
126. | Tìm hiểu khả năng nhận diện từ Hán Việt của sinh viên ngữ văn cao đẳng | Lê Thị Thu Hoài | GS.TS Trần Trí Dõi |
127. | Tác động của nhân tố giới tính đối với việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp (trên cứ liệu của ngữ khí từ tiếng Hán và việc chuyển dịch chúng sang tiếng Việt | Đỗ Thu Lan | GS. TS Nguyễn Văn Khang |
128. | Sự hoạt động của những yếu tố thể hiện lịch sự trong câu cầu khiến tiếng Việt | Phạm Thùy Chi | PGS. TS Nguyễn Văn Hiệp |
129. | Ẩn dụ trong tiếng Anh và các thủ pháp chuyển dịch sang tiếng Việt (trên tư liệu nghĩa ẩn dụ của một số từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người) | Trần Thị Hải Vân | PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn |
130. | Miêu tả, nhận xét mô hình câu đơn hai thành phần qua các truyện ngắn của nhà văn Nam Cao, Nguyễn Huy Thiệp | Nguyễn Thị Hài | GS. TS Nguyễn Cao Đàm |
131. | Ngôn ngữ quảng cáo dưới cái nhìn của lý thuyết giao tiếp | Mai Thị Hương Giang | GS.TS Diệp Quang Ban |
132. | Tìm hiểu tít bài báo trong tạp chí Thời trang trẻ | Dương Thị Vân Anh | PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt |
133. | Nghiên cứu các phát ngôn biểu thị ý nghĩa so sánh tĩnh và động trong tiếng Việt | Bùi Thanh Thủy | PGS.TS Nguyễn Chí Hòa |
134. | Từ chỉ màu sắc trong kho tàng ca dao người Việt | Hồ Thị Quỳnh Phương | GS. TS Phạm Đức Dương |
135. | Ngôn ngữ các định nghĩa trong SGK phổ thông hiện nay | Võ Thanh Hà | PGS.TS Vũ Đưc Nghiệu |
136. | Tìm hiểu quan điểm, chính sách của ĐCS Việt Nam và Chủ tịch HCM về ngôn ngữ các DTTS | Đoàn Thị Thu Hiền | GS. TS Trần Trí Dõi |
137. | Khả năng hoạt động của các phó từ chỉ thời thể tiếng Việt trong các sự tình hậu cảnh | Phùng Thị Thanh Lâm | GS.TS Nguyễn Minh Thuyết |
138. | Đặc trưng văn hóa dân tộc và tư duy ngôn ngữ của tiếng lóng trên ngữ liệu tiếng Anh và tiếng Việt | Nguyễn Thị Bích Ngọc | GS. TS Nguyễn Đức Tồn |
139. | Hoán dụ trong tiếng Anh va các thủ pháp chuyển dịch sang tiếng Việt (trên tư liệu nghĩa hoán dụ của một số từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người) | Nguyễn Phương Chung | PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn |
140. | Khảo sát thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật trong tiếng Hán | Đường Tú Trân | GS. TS Trần Trí Dõi |
141. | So sánh lượng từ tiếng Hán với loại từ tiếng Việt | Liêu Nhược Vũ | PGS.TS Đào Thanh Lan |
142. | Tìm hiểu nghi thức lời nói trong tiếng Hán hiện đại qua khảo sát phát ngôn chào | Phạm Thị Minh Tường | GS. TS Nguyễn Thiện Giáp |
9/ Đề tài luận văn thạc sĩ ngôn ngữ anh
Một số tên đề tài luận văn thạc sỹ ngôn ngữ anh dành cho các bạn theo học chuyên ngành ngôn ngữ anh tại các trường đại học
- A study of passive construction in Englisha and their equivalents in Vietnamese
- A study of ways to express passive sentences in English and Vietnamese
- A study on English formal addressing forms from a cross- cutural perspective
- A comparative study on express love in English and Vietnamese
- A study on linguistic features in the introductory paragraph of English composition.
- English phrasal verb and the Vietnamese equivalents
- Idioms and proverbs in English and Vietnamese
- A study on English verbs with say, tell, talk, speak with reference to Vietnamese equivalents
- A study of expressing agreements in English and Vietnamese
- English proverbs referring to family relationship with reference to Vietnamese equivalents
- Ways of expressing a pity in English and Vietnamese
- A study on writing a letter in English and Vietnamese
- Color idioms English and Vietnamese equivalents
- Collocations of the English verb “ make” and their Vietnamese equivalents
- Collocations of the English verb “ take” and their Vietnamese equivalents
- A study of formal invitation in English and Vietnamese
- English conjuntion and the Vietnamese equivalents
- A study on English responses to compliments with reference to Vietnamese equivalents
- A sudy of English requests anf responses with reference to Vietnamese equivalents
- A study on English advertising slogans of beverage
- A study on meanings communicated by “ could” “should” “might” with reference to Vietnamese equivalents
- A study of complaints in English and Vietnamese
The post Mẫu luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học appeared first on Luận văn 1080.
No comments:
Post a Comment