Mẫu đề cương luận văn thạc sĩ luật
Luận văn 1080 giới thiệu tới khách hàng dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ luật. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình viết luận văn kế toán hãy tham khảo dịch vụ của chúng tôi.
Hoặc bạn đang bắt đầu làm luận văn thạc sĩ ngành luật hãy tham khảo quy trình và các tài liệu, các luận văn mẫu ngành kế toán mà chúng tôi cung cấp.
1/ Giới thiệu các loại luận văn thạc sĩ luật
Ngành luật là một ngành phổ biến trong đời sống hiện nay. Với các sinh viên chuyên ngành luật, việc làm luận văn luật là một bước đệm quan trọng trước khi bước chân ra xã hội thực tế.
Với mỗi sinh viên ngành luật có một chuyên ngành khác nhau. Dưới đây chúng tôi giới thiệu tới bạn một số loại luận văn luật thông dụng nhất:
+ Luận văn luật dân sự
+ Luận văn luật kinh tế
+ Luận văn luật hành chính
+ Luận văn ngành luật
+ Luận văn thạc sĩ luật học
+ Luận văn thạc sĩ luật hành chính
+ Luận văn thạc sĩ luật hình sự
……
2. Dung lượng số trang và cách trình bày luận văn thạc sĩ luật
– Luận văn thạc sĩ có dung lượng từ 75 đến 90 trang (đối với luận văn thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu) hoặc từ 60 đến 75 trang (đối với luận văn thạc sĩ theo định hướng ứng dụng), không kể trang phụ bìa, lời cam đoan, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục (nếu có).
Học viên không được sử dụng giấy có mùi để in luận văn.
– Luận văn phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xoá, có đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị (nếu có).
– Luận văn sử dụng font chữ Times New Roman cỡ chữ 13 hoặc 14 của hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương; mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ. Giãn dòng đặt ở chế độ Exactly 22 hoặc 23 pt (hoặc chế độ Multiple 1,3 hoặc 1,4 lines).
– Luận văn được in (hoặc phô tô) trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210 mm x 297 mm), lề trên 3,5cm; lề dưới 3cm; lề trái 3,5 cm; lề phải 2cm.
– Số thứ tự của trang được đánh ở giữa, phía trên mỗi trang giấy, bắt đầu đánh số trang từ Phần mở đầu và kết thúc ở phần Kết luận của luận văn.
– Không đánh số trang các trang phụ bìa, lời cam đoan, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo.
3. Cấu trúc của luận văn ngành luật
Luận văn thạc sĩ bao gồm các bộ phận cấu thành theo thứ tự như sau:
– BÌA LUẬN VĂN (khi nộp cho Hội đồng chấm luận văn là bìa mềm có bóng kính và theo mẫu số 01);
– TRANG PHỤ BÌA (theo mẫu số 02);
– TRANG LỜI CAM ĐOAN (theo mẫu số 03);
– DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT (nếu có)
– DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU (nếu có)
– MỤC LỤC (chỉ liệt kê tên mục và tiểu mục tối đa đến 4 chữ số Ả Rập, ví dụ: 1.1; 1.1.1 và 1.1.1.1)
– PHẦN MỞ ĐẦU bao gồm các nội dung sau đây:
+ Giới thiệu khái quát về đề tài và tính cấp thiết của đề tài;
+ Tình hình nghiên cứu đề tài: Giới thiệu và đánh giá khái quát về các công trình nghiên cứu đã công bố của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận văn;
+ Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn;
+ Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn;
+ Các phương pháp nghiên cứu sử dụng để thực hiện luận văn;
+ Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn;
+ Bố cục (các chương) của luận văn.
– PHẦN NỘI DUNG bao gồm:
+ Số chương của một luận văn thạc sĩ tuỳ thuộc vào từng đề tài cụ thể theo đề cương luận văn đã thống nhất giữa học viên và người hướng dẫn khoa học. Luận văn thạc sĩ có ít nhất hai chương và phải đảm bảo sự liên kết khoa học giữa các chương với nhau.
+ Mỗi chương chia làm nhiều mục; kết thúc mỗi chương có thể có kết luận của chương, kết thúc luận văn phải có kết luận.
+ Số thứ tự của các chương, mục được đánh số bằng hệ thống số Ả Rập. Các tiểu mục của luận văn được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất gồm bốn chữ số (trong đó chữ số thứ nhất chỉ số chương, chữ số thứ hai chỉ mục trong chương, chữ số thứ ba, thứ tư chỉ tiểu mục trong mục). Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất hai tiểu mục, nghĩa là không thể có tiểu mục 2.1.1 mà không có tiểu mục 2.1.2 tiếp theo.
4/ Đề tài làm luận văn thạc sĩ luật kinh tế
- Quy chế pháp lý của thành viên hội đồng quản trị độc lập trong ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam
- An toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ trong pháp luật lao động Việt Nam
- Khía cạnh pháp lý của vấn đề hạn chế thương mại trong thương mại quốc tế
- Áp dụng pháp luật bảo hiểm tự nguyện theo Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- Áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư trong dự án đầu tư trên địa bàn huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng
- Bảo đảm nghĩa vụ trả nợ bằng thế chấp tài sản của người thứ ba trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội
- Giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức trọng tài ở Việt Nam- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
- Những bất cập của Luật cạnh tranh năm 2004 và giải pháp hoàn thiện
Xem thêm: đề tài làm luận văn thạc sĩ luật kinh tế
5/ Mẫu luận văn thạc sĩ luật học
5.1/ Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố tại bất kỳ công trình khoa học nào khác. Các trích dẫn và ví dụ đưa ra đảm bảo chính xác, trung thực.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Ngọc Anh
5.2/ Lời mở đầu
5.2.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai được xác định là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước. Từ khi có Hiến pháp năm 1980, xét về chế độ sở hữu, đất đai ở nước ta chỉ có một chế độ sở hữu, đó là sở hữu toàn dân. Kế
thừa tinh thần tại Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định đất đai là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý (Điều 53). Luật Đất đai (1993, 1998, 2001,
2003, 2013) đã thể chế hoá chính sách đất đai của Đảng và cụ thể hoá các quy định về đất đai của Hiến pháp; đồng thời quy định các nguyên tắc quản lý và sử dụng đất đai: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý và trao quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thông qua các hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất và chuyển quyền sử dụng đất; Sử dụng đất đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đúng mục đích sử dụng đất và trong thời hạn sử dụng đất; tiết kiệm, có hiệu quả, đi đôi với bảo vệ môi trường.
Quyền sử dụng đất là một loại quyền về tài sản đặc biệt phát sinh trong quan hệ sử dụng đất. Hiện nay, về mặt pháp lý, không có khái niệm mua bán đất đai, mà chỉ có khái niệm chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Bộ
luật Dân sự năm 2005, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 và Luật Đất đai năm 2013. Chuyển quyền sử dụng đất là một loại giao dịch dân sự đặc thù, có điều kiện. Có nhiều hình thức chuyển quyền sử dụng đất: chuyển
nhượng, chuyển đổi, thừa kế, tặng cho; cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; trong đó, chuyển nhượng là một trong những hình thức phổ biến. Trong giai đoạn hiện nay, chuyển
nhượng quyền sử dụng đất là đòi hỏi tất yếu, khách quan của nền kinh tế thị trường nhằm bảo đảm quyền tự do kinh doanh và tự do cư trú của công dân.
Việc pháp luật đất đai ghi nhận quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất đáp ứng nhu cầu của người dân về đất nông nghiệp, đất ở và đất sản xuất – kinh doanh; tạo cơ sở pháp lý cho người sử dụng đất chủ động đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng đất; đồng thời, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện còn bộc lộ một số tồn tại như chuyển nhượng quyền sử dụng khi không đủ điều kiện chuyển quyền; chuyển nhượng quyền sử dụng đất không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền; sự hiểu biết về thủ tục, trình tự chuyển nhượng của người dân và một số cán bộ còn hạn chế; nên thị trường phi chính quy (thị trường ngầm) vẫn tồn tại với việc mua bán trao tay dưới nhiều hình thức, nằm ngoài sự kiểm soát của Nhà nước. Sự tồn tại kéo dài của thị trường BĐS phi chính quy tác động xấu đến thị trường BĐS, ảnh hưởng đến việc quản lý, sử dụng BĐS và làm thất thoát nguồn thu ngân sách Nhà nước từ hoạt động chuyển nhượng đất đai.
Vì thế, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, nhằm tìm ra những giải pháp pháp lý bảo đảm sự vận hành bình thường, lành mạnh của thị trường chuyển nhượng đất đai là đòi hỏi của thực tế cuộc sống. Từ những lý do trên đây, tôi chọn đề tài “Chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đất đai 2013” làm luận văn thạc sĩ luật học.
5.2.2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói chung và chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế nói riêng là vấn đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu của giới luật học nước ta. Thời gian qua đã có nhiều công trình
khoa học về vấn đề này được công bố mà tiêu biểu phải kể đến một số công trình sau đây: i) Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Nguyễn Cảnh Quý về đề tài “Hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật đất đai ở Việt Nam” (2002); ii)
Luận văn của thạc sĩ luật học của tác giả Phạm Thu Thuỷ với đề tài “Pháp luật về chuyển quyền nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cả nhân” (2001); iii) Luận văn thạc sĩ luật học của Trần Đăng Vinh về đề tài “Hoàn thiện pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở nước ta” (2000); iv) Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung với đề tài “Những điểm mới của Luật đất đai 2003 về chuyển quyền sử dụng đất ” (2004)…. Mặt khác, việc tìm hiểu về chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới khía cạnh hoạt động kinh doanh BĐS đã được đề cập và công bố trên các tạp chí chuyên ngành khác, cụ thể: “Sự tác động của Luật đất đai 2003 đến việc
hình thành và phát triển thị trường bất động sản ở nước ta” của PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 10/2005; bài “Một sổ vấn đề về thị trường bất động sản” của tác giả Vũ Anh công bố trên
Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2/2004; bài “Đất đai và thị trường bất động sản” của tiến sỹ Nguyễn Đình Bồng – Tạp chí Địa chính, số 1 – 2/2005… Các công trình trên đã giải quyết một số vấn đề lý luận và thực tiễn, bao gồm
phân tích khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của chuyển quyền sử dụng đất; cơ sở của quy định về chuyển quyền sử dụng đất; phân tích nội dung quy định của chuyển quyền sử dụng đất và đưa ra giải pháp hoàn thiện. Tuy nhiên, tìm
hiểu, phân tích một cách có hệ thống, toàn diện và đầy đủ về chuyển quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế dưới khía cạnh các quy định của Luật Đất đai năm 2013 thì dường như còn thiếu một công trình khoa học như vậy. Trên cơ sở kế thừa kết quả, thành tựu nghiên cứu của các công trình khoa học về vấn đề này đã công bố; Luận văn tiếp tục nghiên cứu, tập hợp và phát triển hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn của chuyển quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế nhìn nhận dưới góc độ các quy định của Luật Đất đai năm 2013.
5.2.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
5.2.3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu tổng quát của Luận văn là phân tích thực trạng nội dung các quy định về chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo Luật Đất đai năm 2013 và khuyến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả thi
hành các quy định này trên thực tế ở Việt Nam.
5.2.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, Luận văn xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
– Phân tích khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
– Phân tích khái niệm, đặc điểm và phân loại tổ chức kinh tế; phân tích đặc điểm, khái niệm của chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế.
– Phân tích các yếu tố tác động đến chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế.
– Tìm hiểu nội dung các quy định về chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo Luật Đất đai năm 2013 và những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình thực thi các quy định về chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo Luật Đất đai năm 2013.
– Đưa ra khuyến nghị giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực thi các quy định về chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo Luật Đất đai năm 2013.
5.2.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
5.2.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn bao gồm các nội dung cụ thể sau:
– Quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp
phát triển theo hướng hiện đại.
– Các quy định về chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
– Thực tiễn thi hành các quy định về chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành ở nước ta.
– Hệ thống lý thuyết về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế nói chung và quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế nói riêng.
5.2.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là vấn đề rộng, được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Đất đai năm 2013 và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành v.v. Tuy nhiên, trong
khuôn khổ của một bản luận văn thạc sĩ luật học, tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu vào nội dung các quy định về chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các văn
bản hướng dẫn thi hành.
5.2.5. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận Mác – Lênin về Nhà nước và pháp luật; các quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nói chung và quản lý, sử dụng đất đai nói riêng.
Các phương được sử dụng để giải quyết các vấn đề của đề tài luận văn bao gồm: Phương pháp triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử và các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
– Phương pháp phân tích, phương pháp bình luận, phương pháp diễn giải v.v được sử dụng tại Chương 1 khi nghiên cứu những vấn đề lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế.
– Phương pháp so sánh, phương pháp đánh giá, phương pháp tổng hợp v.v được sử dụng tại Chương 2 khi nghiên cứu nội dung chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo Luật Đất đai năm 2013.
– Phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp, phương pháp lập luận logic được sử dụng tại Chương 3 khi nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi các quy định về chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo Luật Đất đai năm 2013.
5.2.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu vấn đề chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, Luận văn có ý nghĩa trong việc:
– Tập hợp, hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế ở nước ta.
– Phân tích, đánh giá nội dung các quy định của Luật Đất đai năm 2013 về quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế; nhận diện những khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong quá trình triển khai thi hành các
quy định của Luật Đất đai năm 2013 về quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế.
– Đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực thi các quy định của Luật Đất đai năm 2013 về quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế ở nước ta.
– Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy và học tập tại các cơ sở đào tạo luật; là tài liệu tham khảo bổ ích cho đội ngũ cán bộ xây dựng, hoạch định chính sách, pháp luật đất đai cũng
như cho cán bộ quản lý đất đai và các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp trong sử dụng đất ở nước ta.
5.2.7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần cam đoan, mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế.
Chương 2: Thực trạng các quy định về chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo Luật Đất đai năm 2013 ở nước ta.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi các quy định về chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo Luật Đất đai năm 2013.
The post Chia sẻ mẫu đề cương luận văn thạc sĩ luật appeared first on Luận văn 1080.
No comments:
Post a Comment