Monday, August 27, 2018

Giới thiệu mẫu luận văn thạc sĩ luật học đạt tiêu chuẩn

GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Tên luận văn: “Bảo vệ quyển lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản”.

Người thực hiện: Đinh Thị Thanh Nga.

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Lê Thị Bích Thọ.

1. Tính cấp thiết của luận văn.

Pháp luật phá sản là bộ phận cấu thành không thể thiếu của pháp luật kinh doanh để giải quyết mối quan hệ nợ nần trong hoàn cảnh đặc biệt: khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Thủ tục phá sản thường chỉ được biết đến như một thủ tục đòi nợ tập thể, trong đó vấn đề trọng tâm là bảo vệ và đảm bảo công bằng cho các chủ
nợ. Quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản chỉ là vấn đề được cân nhắc phụ thuộc vào tâm điểm đó, thậm chí pháp luật phá sản còn thể hiện sự trừng phạt đối với chủ thể này. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các nhà lập pháp cũng nhận thức rằng kinh doanh là hoạt động chứa đựng tính rủi ro
nên các con nợ cần được đối xử khoan dung hơn. Mặt khác, tuy lợi ích của chủ nợ và doanh nghiệp bị phá sản có vẻ đối lập nhưng chúng lại có mối quan hệ mang tính tương hỗ. Vì thế, pháp luật phá sản hiện đại không chỉ đặt mục tiêu bảo vệ quyền lợi cho các chủ nợ mà đồng thời cũng bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp lâm vào
tình trạng phá sản. Thủ tục phá sản còn được xem là một cơ hội để doanh nghiệp mắc nợ có thể được phục hồi.
Ngay từ khi Đảng và Nhà nước xác định chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đạo luật phá sản đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam đã được ban hành năm 1993 để đáp ứng nhu cầu điều chỉnh pháp luật đó. Tuy nhiên, trong 10 năm thực hiện Luật phá sản doanh nghiệp
1993 đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Luật phá sản 2004 ra đời tưởng chừng như đã khắc phục được những hạn chế của Luật phá sản doanh nghiệp 1993. Thế nhưng, sau hơn 2 năm thi hành, số lượng các vụ việc phá sản được thụ lý vẩn ở mức rất khiêm tốn: tổng cộng chỉ có 45 hồ sơ được thụ lý ở cả ba khu vực TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng. Điều đó không có nghĩa là môi trường kinh doanh trong nước hết sức lành mạnh mà phản ánh rằng các doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản vẫn chưa tìm thấy ở pháp luật phá sản hiện hành một cơ sở vững chắc để bảo vệ quyền lợi cho mình.
Bên cạnh đó, tháng 12 năm 2006 Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, chính thức tham gia vào sân chơi thương mại mang tính toàn cầu. Sự hội nhập với các nền kinh tế lớn cũng sẽ kéo theo hệ quả không thể tránh khỏi của quy luật cạnh tranh khắc nghiệt, khi các doanh nghiệp Việt Nam đa phần là
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ông Jan Noether, Trưởng đại diện Phòng thương mại và công nghiệp Đức tại Việt Nam đã phát biểu: “Vào WTO đồng nghĩa với những vụ phá sản hàng loạt và thất nghệp trong giai đoạn đầu”. Điều này cũng có nghĩa là yêu cầu hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo vệ quyền lợi cho đối tượng này càng trở nên cấp thiết.
Do vậy, nghiên cứu về pháp luật phá sản trong mối quan hệ với việc bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn để hoàn thiện pháp luật phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế trong nước và môi trường kinh tế quốc tế.

Mẫu luận văn thạc sĩ luật học

Mẫu luận văn thạc sĩ luật học

2. Mục địch và nhiệm vụ của luận văn

2.1. Mục đích nghiên cứu:

luận văn nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và thực tiễn áp dụng, từ đó tìm ra những vấn đề còn tồn tại và đề xuất các kiến nghị phục vu cho việc hoàn thiện pháp luật phá sản nhằm bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp
lâm vào tình trạng phá sản.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

– Xác định các khái niệm có liên quan đến bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản; sự cần thiết phải bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản; thủ tục tố tụng phá sản và vấn đề bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp.
– Nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản trong các thủ tục của tiến trình giải quyết vụ việc phá sản.
– Đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật phá sản nhằm bảo vệ một cách hữu hiệu hơn quyền lợi của doanh nghiệp, góp phần tăng tính khả thi của pháp luật phá sản.

3. Phương pháp nghiên cứu.

 

Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phân tích tài liệu, tổng hợp, so sánh, thống kê vụ việc phá sản được giải quyết tại Tòa án trong thời gian từ 2003 đến 2006.

4. Cấu trúc của luận văn.

Nội dung luận văn bao gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
1.1. Khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
1.2. Sự cần thiết phải bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
1.3. Thủ tục tố tụng phá sản và vấn đề bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
Chương 2: Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo Luật phá sản 2004.
2.1. Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong thủ tục nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản.
2.2. Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.
2.3. Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong thủ tục thanh lý tài sản.
2.4. Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong thủ tục quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật phá sản nhằm bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
3.1. Các yêu cầu cơ bản đối với việc hoàn thiện pháp luật phá sản nhằm bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
3.2. Những kiến nghị cụ thể để hoàn thiện pháp luật phá sản nhằm bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
Một số kết quả đạt được.
Trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận cũng như thực trạng các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, luận văn đã trình bày một cách tổng thể những ưu và nhược điểm của pháp luật hiện hành về vấn đề bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, từ đó đưa ra một số
kiến nghị hoàn thiện pháp luật phá sản nhằm bảo vệ một cách hữu hiệu hơn quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, góp phần tăng tính khả thi của pháp luật phá sản. Đó là các kiến nghị thay đổi mô hình họat động của chủ thể quản lý tài sản, miễn trừ một số tài sản ra khỏi phạm vi tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản bị áp dụng thủ tuc thanh lý; thay đổi phương thức thanh lý tài sản của doanh nghiệp, về điều kiện áp dung thủ tục thanh lý, phạm vi áp dung chế tài đối với người điều hành doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản; sớm ban hành các văn bản về xử phạt vi phạm hành chính trong quá trình giải quyết phá sản….

Hiện tại, chúng tôi đang cung cấp dịch vụ :

Nhận làm luận văn thạc sĩ

Nhận viết assignment

Dịch vụ chạy spss

Viết essay

Viết tiểu luận thuê

Làm chuyên đề tốt nghiệp

chuyên nghiệp nhất thị trường. Nếu bạn không có thời gian hoàn thành bài luận, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé!

The post Giới thiệu mẫu luận văn thạc sĩ luật học đạt tiêu chuẩn appeared first on Luận văn 1080.



from Luận văn 1080 https://ift.tt/2wtywJl
via gqrds

No comments:

Post a Comment