1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước là gì?
Theo điều I của luật doanh nghiệp nhà nước ngày 20/04/1995 thì doanh nghiệp nhà nước được định nghĩa như sau:
- Doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhắm thực hiện các mục tiêu kinh tê- xã hội do nhà nước
- Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền mà nghĩa vụ dân sụ’ tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vì sô vôn do doanh nghiệp quản lý.
- Doanh nghiệp nhà nước có tên gọi, có con dấu riêng và có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt
2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước
2.1 Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước thành lập.
Các doanh nghiệp khác nhà nước chỉ gián tiếp thành lập thông qua việc cho phép thành lập, còn doanh nghiệp nhà nước là do chính nhà nước trực tiếp thành lập, thể hiện ở chỗ: nhà nước quy định mô hình cơ cầu tô chức quản lý; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ cấu tô chức trong doanh nghiệp (hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc, ban kiểm soát, đại hội công nhân viên chức, các tổ chức Đảng, đoàn thê xã hội…); bỗ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ quan trọng như chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc, tông giám đốc, kế toán trưởng…cho nên có một số văn bản trước đây cho rằng đối với loại hình doanh nghiệp nhà nước thì nhà nước chính là chủ sở hữu doanh nghiệp.
2.2 Tài sản trong doanh nghiệp là một bộ phận của tài sản nhà nước.
Vì doanh nghiệp nhà nước do nhà nước đầu tư vốn nên nó thuộc sở hữu nhà nước. Nhà nước giao vốn cho doanh nghiệp và doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển số vốn đó để duy trì khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.
2.3 Doanh nghiệp nhà nước là đối tượng quản lý trực tiếp của nhà nước.
Tất cả các doanh nghiệp nhà nước đều chịu sự quản lý trực tiếp cửa một cơ quan nhà nước có thâm quyền theo sự phân cấp quản lý của của chính phủ. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước của doanh nghiệp được chính phủ ủy quyên đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước (cơ quan chủ quản).
Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán kinh doanh lấy thu bù chi và đảm bảo có lãi. Sau khi thành lập doanh nghiệp nhà nước trở thành một chủ thể kinh doanh độc lập cả về kinh tế và pháp lý. Tài sản của doanh nghiệp mặc dù là tài sản của nhà nước nhưng lại được tách biệt với tài sản khác của nhà nước và cũng chỉ chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý (trách nhiệm hữu hạn).
2.4 Doanh nghiệp nhà nước thực hiện mục tiêu mà nhà nước.
Vì doanh nghiệp là đơn vị kinh tế nhà nước thành lập ra để thực hiện các mục tiêu của nhà nước nên đặc điểm này là tất yếu.
3. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế hiện nay của nước ta
Hiện nay chúng ta đang xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, các thành phần kinh tế đều được khuyến khích phát triển, các doanh nghiệp đều bình đẳng trước pháp luật. Trong nền kinh tế này phạm vi hoạt động và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sẽ thu hẹp lại nhưng nó vẫn giữ vai trò chủ đạo bởi nó vẫn tôn tại và phát triển ở những ngành, những lĩnh vực then chốt, quan trọng của nền kinh tế Nhà nước phải có những doanh nghiệp ở các lĩnh vực then chất, quan trọng để nhà nước đủ sức thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô, can thiệp vào thị trường khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường.
Mặt khác nhà nước còn phải đầu tư vốn cho cả những ngành, những lĩnh vực ít hoặc không có lợi nhuận đê đảm bảo nhu cầu chung của nền kinh tế và đảm bảo lợi ích công cộng. Hoặc đầu tư vào cả những lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi vốn lớn mà các thành phần kinh tế khác không đủ sức đầu tư để phát triển xã hội. Chính vì các lẽ đó nên việc tồn tại các doanh nghiệp nhà nước là tất yếu khách quan.
4/ Phân loại doanh nghiệp nhà nước
4.1 Căn cứ vào mục tiêu thành lập và hoạt động của doanh nghiệp
Căn cứ vào mục tiêu thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước được phân thành doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích.
* Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh là doanh nghiệp có mục đích chính là hoạt động kinh doanh đề bảo toàn và phát triển vốn mà nhà nước giao.
Doanh nghiệp phải hòa nhập vào thị trường cạnh tranh gay gắt, biến động khôn lường để kinh doanh có lãi, chiếm lĩnh được thị trường buộc phải cạnh tranh bình đăng với các doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp được phép tự quyết định việc huy động vốn đề kinh doanh, được hoàn toàn độc lập chỉ phối trong việc sử dụng tài sản thuộc quyên quản lý doanh nghiệp trừ những tài sản nghiêm trọng, được quyên chuyên nhượng cho thuê thế chấp cầm cố tài sản đề tiến hành hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích. là doanh nghiệp hoạt động không vì mục đích kinh doanh, hoạt động của các doanh nghiệp chủ yêu để phục vụ lợi ích công cộng như tạo việc làm, đào tạo cán bộ công nhân lành nghề, cung cấp những dịch vụ thiết yêu cho xã hội, giảm bớt những mất cân đối trong xã hội , thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ..Loại công ty này chỉ được độc lập trong việc sử dụng vốn trong nội bộ doanh nghiệp nêu muốn quan hệ với các doanh nghiệp hay chủ thể khác phải xin phép cơ quan nhà nước có thầm quyền.
4.2 Căn cứ vào cơ cấu tỗ chức quản lý doanh nghiệp
Căn cứ vào cơ cấu tỗ chức quản lý doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước được chia làm hai loại: doanh nghiệp nhà nước có hội đồng quản trị và doanh nghiệp nhà nước không có hội đồng quản trị.
Doanh nghiệp nhà nước có hội đồng quản trị là những doanh nghiệp lớn, giữ Vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Việc ra đời Hội đồng quản trị nhằm tách rời quyên sở hữu tài sản và quyền quản lý kinh doanh: Hội đồng quản trị thực hiện chức năng là chủ sở hữu trực tiếp quản lý vốn nhà nước giao, Ban giám đốc thực hiện chức năng quản lý sản xuất kinh doanh. Nó gồm các doanh nghiệp sau:
Các tổng công ty nhà nước là các tập đoàn kinh doanh ở một số bộ quản lý ngành kinh tế. Các tổng công ty này được thành lập theo quyết định số 91/TTg ngày 7/3/1994 của chính phủ được gọi tắt là các tổng công ty Theo quyết định trên thì tổng công ty 91 phải có ít nhất là 7 thành viên; vốn pháp định ít nhất là 1000 tỷ đồng Việt Nam; Thủ tướng chính phú ký quyết định thành lập, bố nhiệm hội đồng quản trị, ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động: tổng công ty có thê kinh doanh đa ngành nhưng trong đó nhất thiết phải có định hướng ngành chủ đạo được phép liên doanh với các đơn vị kinh tế khác kể cả liên doanh với nước ngoài Cho đến nay Thủ tướng chính phủ đã ký thành lập được 17/ tổng công ty 91.
Các tổng công ty được thành lập theo quyết định 90/TTg ngày 7/3/94, được gọi là tổng công ty. Các tông công ty này được thành lập do sự sắp xếp, thành lập đăng ký lại các liên hiệp xí nghiệp, tổng công ty, công ty lớn với các điều kiện: Doanh nghiệp có ít nhất là 5 thành viên; vôn điều lệ là trên 500 tỷ đồng Việt Nam (những ngành đặc thù thì mức vốn có thể thấp hơn nhưng tối thiểu là 100 tỷ đồng); tổng công ty thực hiện hạch toán kinh tế theo một trong hai hình thức: hạch toàn công ty, các đơn vị hạch toán báo số và hạch toán tổng hợp có phân cấp cho các đơn vị thành viên; tông công ty phải có luận chứng kinh tế – kỹ thuật cho việc thành lập, có đề án kinh doanh và văn bản giám định cho các luận chứng đó; Có phương án bố trí cán bộ lãnh đạo và quản lý đúng tiêu chuẩn; Có điều lệ tô chức và hoạt động đã được cơ quan chủ quản phê duyệt. Hiện nay chúng ta có 77 tổng công ty loại này.
– Các doanh nghiệp độc lập có quy mô lớn: là các doanh nghiệp có số vốn từ 1000 tỷ đồng trở nên; số lượng lao động ít nhất từ 500 người trở lên, số doanh thu ít nhất là 20 tỷ đồng Việt Nam; số nộp ngân sách nhà nước tính mốclà 5 tỷ đồng/năm.
– Doanh nghiệp nhà nước không có hội đồng quản trị
Loại mô hình này được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp nhà nước có quy mô vừa và nhỏ, nó đảm bảo được hai yêu cầu: Tăng cường tối đa quyền tự chủ của doanh nghiệp và đảm bảo sự kiểm soát từ bên ngoài của nhà nước đối với quyền lợi chủ sở hữu của mình đối với tài sản ở doanh nghiệp.
Trong các doanh nghiệp nhà nước không có hội đồng quản trị Giám đốc là người đại diện pháp nhân của doanh nghiệp, giám đốc chịu trách nhiệm trước bộ trưởng, trước chủ tịch UBND tỉnh / thành phô trực thuộc trung ương là người trực tiệp bô nhiệm mình cũng như chịu trách nhiệm trước pháp luật trong khi thực thi nhiệm vụ quyên hạn của mình.
c/ Căn cứ vào dấu hiệu về tính độc lập của doanh nghiệp thì có hai loại doanh nghiệp nhà nước:
Doanh nghiệp độc lập và doanh nghiệp thành viên.
Doanh nghiệp độc lập là doanh nghiệp không nằm trong cơ cấu của tổng công ty.
Doanh nghiệp thành viên là doanh nghiệp tham gia vào sự liên kết thành lập tổng công ty và là một thành viên của tông công ty đó. Doanh nghiệp thành viên cũng được chia làm hai loại: Doanh nghiệp hạch toán độc lập và doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc.
Các ngành chúng tôi viết luận văn thạc sĩ uy tín bao gồm: Các chuyên ngành Kinh tế, Kỹ thuật, Báo chí, Luật,… Ở mỗi một chuyên ngành có ít nhất 10 CTV đã tốt nghiệp Cao học của các trường nổi tiếng như: Đại học Luật, Đại học kinh tế quốc dân, Đại học Bách Khoa, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại Học Ngân Hàng,…. Luận văn 1080 sẽ giải quyết được tất cả vướng mắc trên của các bạn sinh viên hiện nay
The post Trình bày khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước appeared first on Luận văn 1080.
Click here for more...
from #Bangladesh #News aka Bangladesh News Now!!!
No comments:
Post a Comment