Thursday, October 11, 2018

Một số chế định cơ bản của luật dân sự

1. Chế định về quyền sở hữu trong luật dân sự

a. Khái niệm quyền sở hữu 

Quyền sở hữu là phạm trù pháp lý gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ về sở hữu đối với các quan hệ vật chất trong xã hội.

+ Theo nghĩa khách quan, quyền sở hữu được hiểu là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước đặt ra nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng trong xã hội.

+ Theo nghĩa chủ quan, quyền sở hữu là cách xử sự của chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản trong phạm vi luật định. Những quyền này xuất hiện dựa trên cơ sở các quy phạm pháp luật khách quan nói trên và do các quy phạm đó quyết định.

Như vậy quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản của chủ sỏ hữu theo quy định của pháp luật

Một số chế định cơ bản của luật dân sự

Một số chế định cơ bản của luật dân sự

Với dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ chuyên nghiệp, uy tín của Luận Văn 1080 cùng với đội ngũ giảng viên hùng hậu, không có khó khăn trở ngại nào có thể làm bạn áp lực, hoang mang thêm nữa.

b. Nội dung của quyền sở hữu

+ Quyền chiếm hữu: Là quyền của chủ sở hữu tự mình nắm giữ hoặc quản lý tài sản thuộc sở hữu của mình.

Người không phải là chủ sở hữu cũng có quyền chiếm hữu tài sản trong trường hợp được chủ sở hữu chuyển giao hoặc do pháp luật quy định.

+Quyền sử dụng: Là quyền của chủ sở hữu tự mình khai thác công dụng, hưởng hoa lợi hoặc lợi tức có được từ tài sản.

Người không phải là chủ sở hữu cũng có quyền sử dụng tài sản trong trường hợp được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng hoặc do pháp luật quy định

+ Quyền định đoạt: Là quyền của chủ sở hữu tự mình định đoạt tài sản thông qua việc chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó.

Chủ sở hữu có quyền tự mình bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác đối với tài sản.

2. Chế định về thừa kế

a. Khái niệm thừa kế:

Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người chết cho những người còn sống.

b. Những qui định chung về thừa kế

Người để lại di sản thừa kế: là người mà sau khi chết có tài sản để lại cho người khác theo trình tự thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật

Di sản thừa kế: Bao gồm những tài sản riêng và phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung đối với người khác trong đó bao gồm cả những quyền về tài sản của người chết.

Người thừa kế:

– Nếu là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

– Nếu là tổ chức thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế

– Người thừa kế nhận di sản của người chết thì phải thực hiện những nghĩa vụ tài sản của người chết để lại.

Thời điểm mở thừa kế: là thời điểm mà người có tài sản để lại chết.

Địa điểm mở thừa kế: Là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản, nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản thừa kế.

c. Các loại thừa kế:

* Thừa kế theo di chúc:

Là việc chuyển di sản thừa kế của người đã chết cho những người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi còn sống

– Di chúc: Là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết sau:

– Hiệu lực của di chúc: Di chúc muốn được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện

+ Người lập di chúc minh mẫn sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị đe doạ lừa dối hoặc cưỡng ép; Có năng lực hành vi

+ Nội dung trong di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội

+ Hình thức di chúc không trái với qui định của pháp luật

– Hình thức của di chúc

+ Di chúc phải được lập thành văn bản

+ Nếu không lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc bằng miệng: Chỉ được áp dụng trong trường hợp tính mạng của người để lại di chúc bi cái chết đe doạ mà không thể lập di chúc bằng văn bản được.

Di chúc bằng miệng được coi là hợp pháp nếu người để lại di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 2 người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Sau 3 tháng kể từ thời điểm lập di chúc miệng mà người lập di chúc vẫn còn sống thì di chúc miệng bị huỷ bỏ

Lưu ý:

Thừa kế không phụ thuộc vào di chúc: Con chưa thành niên, cha mẹ vợ chồng hoặc con đã thành niên nhưng không có khă năng lao động của người lập di chúc được hưởng phần di sản bằng 2/3 xuất của 1 người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó.

* Thừa kế theo pháp luật:

Là việc chuyển dịch di sản của người chết cho người còn sống theo các qui định của pháp luật.

– Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong các trường hợp:

+ Người có di sản không để lại di chúc hoặc di chúc không có hiệu lực pháp luật

+ Người được chỉ định trong di chúc chết trước người có di sản, bị tước quyền thừa kế hoặc khước từ hưởng thừa kế.

– Pháp luật quy định việc thừa kế theo pháp luật dựa trên cơ sở diện thừa kế và hàng thừa kế

+ Diện thừa kế: Là phạm vi những người có quyền hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật và được xác định theo quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng giữa người thừa kế và những người để lại thừa kế.

+ Hàng thừa kế: Diện thừa kế được chia thành các hàng thừa kế

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết

Hàng thừa kế thứ 2 gồm: Ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội,bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

Hàng thừa kế thứ 3 gồm: Cụ nội, ngoại, bác, chú, cô, dì, cậu, cháu ruột của người chết, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại

– Di sản thừa kế được chia theo nguyên tắc: Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ỏ hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước, không có quyền hưởng di sản bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

– Thừa kế thế vị được áp dụng trong trường hợp con của người để lại di sản chất trước người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống

The post Một số chế định cơ bản của luật dân sự appeared first on Luận văn 1080.



Click here for more...
from #Bangladesh #News aka Bangladesh News Now!!!

No comments:

Post a Comment