Làm luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh là một trong những nhiệm vụ hết sức gian nan đối với những ai muốn có học vị thạc sĩ quản trị kinh doanh.
Để hoàn thành luận văn bạn thường phải tìm hiểu rất nhiều các mảng kiến thức từ rất nhiều nguồn thông tin khác nhau. Bù lại, bạn sẽ có cơ hội nâng cao kiến thức chuyên ngành và những kỹ năng tìm kiếm thông tin, tư duy, phân tích…cho tương lai sau này.
1. Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh là gì?
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh dành cho các lớp cao học. Sự khác biệt so với luận văn tốt nghiệp ở cử nhân đó là nó phải nghiên cứu dựa trên sự thiếu hụt về kiến thức lý thuyết và thực tiễn. Như vậy luận văn thạc sĩ nhìn chung là sự “hoàn thiện” hơn cho lý luận và thực tế, rộng hơn và bao quát hơn luận văn tốt nghiệp. Nhìn chung luận văn thạc sĩ có thể chưa phải có kết quả mới. Trong tiếng anh sẽ tương đương với Master’s Thesis/Dissertation
2. Các bước làm luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh
Mỗi trường đại học có một quy định viết luận văn thạc sĩ riêng, tuy nhiên, điểm chung của các yêu cầu về luận văn thạc sĩ ở các trường đại học đều như nhau.
2.1. Lựa chọn đề tài
Khi chọn đề tài cho luận văn cần bảo đảm các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, đề tài luận văn phải thuộc lĩnh vực ngành học của học viên và có thể ở các cấp độ khác nhau, ví dụ như:
– Vi mô hẹp: về một chi nhánh ngân hàng, một công ty.
– Vi mô rộng: về hệ thống một NHTM, hệ thống các NHTM, tổng công ty.
– Vĩ mô quốc gia: về chính sách tiền tệ, các công cụ chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá hối đoái, lạm phát, quản lý ngoại hối, FDI, ODA, đô la hóa.
– Phạm vi quốc tế: Hệ thống tiền tệ quốc tế, IMF, WB, ADB, UCP, Basel I, Basel II, kinh nghiệm các nước về lĩnh vực Tài chính – Tiền tệ – Ngân hàng.
Thứ hai, đề tài phải khả thi. Khả thi có nghĩa là học viên phải làm được. Tính khả thi của đề tài phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản là:
– Năng lực của học viên, tức kiến thức tích lũy được trong quá trình học tập, nghiên cứu
– Nguồn tài liệu có sẵn, chất lượng của tài liệu và có thể kế thừa được.
Thứ ba, đề tài phải phục vụ cho hướng nghiệp của học viên: Nhiều học viên có nhận thức sai lệch về vai trò của đề tài luận văn, họ không nhận thức được mối quan hệ cầu nối giữa luận văn tốt nghiệp và nghề nghiệp sau này.
Thứ tư, đề tài phải phù hợp với sở thích, thế mạnh của mình. Có quá nhiều chủ đề mà học viên phải học tập, nghiên cứu ở nhà trường, mỗi học viên cảm nhận một khác, thành ra sở thích của mỗi người có khác nhau. Chính vì vậy, hãy chọn đề tài phù hợp với sở thích và thế mạnh của mình.
Thứ năm, đặt tên đề tài: Sau khi chọn được đề tài thì đặt tên cụ thể cho nó. Tên đề tài phải ngắn gọn, chuẩn xác, chỉ rõ đối tượng, phạm vi nghiên cứu và chỉ được hiểu theo một nghĩa duy nhất, không được hiểu mơ hồ theo nhiều nghĩa khác nhau.
2.2. Thu thập và đọc tài liệu
Sau khi đề tài được chọn, nghĩa là đã biết được đối tượng và phạm vi nghiên cứu, thì phải bắt tay ngay vào việc thu thập tài liệu. Cách tìm và phân loại tài liệu như sau:
Thứ nhất, nguồn tài liệu cơ bản. Đây chính là các giáo trình, bài giảng, sách tham khảo liên quan đến đề tài.
Thứ hai, nguồn tài liệu tham khảo có tính kế thừa. Bao gồm các khóa luận cử nhân, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, các công trình NCKH của sinh viên đạt giải cao, các đề tài NCKH cấp viện, cấp trường và cấp bộ có liên quan đến đề tài.
Thứ ba, nguồn tài liệu có tính thời sự và thực tiễn. Bao gồm các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành và các chính sách, văn bản pháp luật.
Vì mỗi tạp chí đều đăng Tổng mục lục vào số cuối năm, nên để lấy được các bài báo nhanh và chính xác, cần phải qua các bước như sau:
Bước 1: Thu thập các số tạp chí cuối năm.
Bước 2: Photo các tổng mục lục và đóng thành cuốn.
Bước 3: Nghiên cứu các tổng mục lục để tìm ra các bài mình cần và đánh dấu lại (nên đánh máy thành danh mục).
Bước 4: Tìm các số tạp chí có bài mình cần và chụp các bài đó lại và đóng thành cuốn để tiện nghiên cứu.
Thứ tư, tìm kiếm nguồn tài liệu trên internet, qua giới thiệu của thầy cô và tài liệu nội bộ của công ty, ngân hàng…mà mình nghiên cứu.
Sau khi đã thu thập tương đối tài liệu, phải bắt tay vào đọc tài liệu. Do tài liệu nhiều trong khi thời gian lại có hạn, cho nên cần có kỹ năng đọc và sàng lọc tài liệu.
Vòng 1: Trước hết phải đọc và nghiên cứu kỹ các nguồn tài liệu cơ bản.
Vòng 2: Đọc lướt qua các tài liệu còn lại và loại bỏ hoàn toàn các tài liệu “lạc đề”. Qua vòng đọc này có thể loại tới 1/3 tổng số tài liệu, mà chưa cần ghi chép hay ghi nhớ điều gì.
Vòng 3: Đọc chậm các tài liệu đã chọn ở vòng 2. Trong số này, nhiều tài liệu đã lạc hậu, không cập nhật, hoặc nhìn toàn cục bài viết chung chung, không có gì mới, tuy nhiên, một vài nội dung có thể kế thừa được, có thể là gợi ý để phát triển tiếp…, những nội dung này cần được ghi chép ra để sử dụng sau này. Sau khi đọc và chép được nội dung mình cần, thì loại hoàn toàn các tài liệu này. Qua vòng này có thể loại tiếp 1/3 tổng số tài liệu.
Vòng 4: Với 1/3 tổng số tài liệu còn lại, là những tài liệu hay, cốt lõi để mình kế thừa, hoàn thiện và phát triển tiếp.
2.3. Lên đề cương
– Vạch ra ý tưởng cũng như nghĩ đến những hướng chính mà bạn muốn dẫn dắt chủ đề đó. Bạn muốn hướng người đọc đến vấn đề gì, giải quyết vấn đề như thế nào.
– Bạn sẽ bị mất phương hướng trong quá trình nghiên cứu nếu bạn không có một kế hoạch và phương pháp lập luận rõ ràng.
2.4. Viết bài
– Lên mạng hoặc thư viện tìm kiếm các thông tin, các đề tài có nội dung hay định hướng tương tự đề tài luận văn thạc sĩ của bạn
– Sắp xếp các ý tưởng và lập luận trong bài được logic và khoa học nhất cho người đọc
– Sử dụng một cách hợp lý nguồn tài liệu
– Lưu ý đề cương không nên xây dựng quá chi tiết.
3. Gợi ý cách viết đề cương luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh
3.1. Hình thức trình bày
Đề cương luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh phải được trình bày trên một mặt giấy trắng khổ A4.
- Trang bìa ghi rõ: Đề cương Luận văn Thạc sĩ
- Tên đề tài
- Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
- Mã số: 60340102 (ngành QTKD)
- Họ và tên học viên
- Người hướng dẫn khoa học
- Tháng, năm (thời điểm nộp Đề cương Luận văn của Học viên)
- Font chữ: Times New Roman
- Cỡ chữ: 13 (mật độ chữ bình thường, không kéo dãn hay nén chữ)
- Dãn dòng: đặt ở chế độ 1,5 lines
- Format lề: trên 3 cm, lề dưới 3 cm, lề phải 2 cm, lề trái 3,5 cm.
- Đánh số trang: ở giữa (tính từ nội dung chính) phía trên đầu trang giấy
- Độ dài: đề cương tối thiểu 20 trang, tối đa không quá 30 trang (không kể tài liệu tham khảo).
- Mục lục: nêu đề mục và trang (sau trang bìa, trước nội dung của đề cương)
- Hình, bảng, biểu: cần đánh số theo mục. Ví dụ hình 1 của mục 2 thì mô tả là hình 2.1. Nguồn phải trích dẫn rõ ràng sau mỗi hình, bảng, biểu.
- Bảng chữ viết tắt phải nêu nếu có sử dụng chữ viết tắt trong phần nội dung, cần sắp xếp theo trật tự ABC và phải có giải thích nghĩa nếu dùng chữ nước ngoài.
3.2. Nội dung đề cương
A – Mở đầu
- Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
- Mục tiêu nghiên cứu
- Câu hỏi nghiên cứu (hoặc giả thuyết)
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
B – Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan
- Nêu các định nghĩa, khái niệm, đặc điểm…
- Lý thuyết liên quan
- Các nghiên cứu trước liên quan
- Đề xuất mô hình nghiên cứu và giả thuyết
C – Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
- Phương pháp chọn mẫu/ cỡ mẫu
- Phương pháp thu thập số liệu
- Phân tích và xử lý số liệu
D – Kế hoạch nghiên cứu
Học viên cần trình bày những việc làm cụ thể trong từng giai đoạn/thời kỳ, những hoạt động nào tiến hành trước/sau? Thời gian dự kiến cho từng hoạt động là bao lâu?
E – Tài liệu tham khảo
Liệt kê danh mục tài liệu tham khảo theo cách trình bày mà APA quy định. Xem ví dụ dưới đây:
F – Đề xuất người hướng dẫn
Người hướng dẫn: TS……………………… Trường……….
Xác nhận của người hướng dẫn khoa học
4. Tổng hợp 600 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh
[001] Hoàn thiện quản trị chất lượng tại Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
[002] Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Dệt Mùa đông trên thị trường nội địa
[003] Giải pháp xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần Dược và Thiết bị y tế Hà Tĩnh
[004] Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Tổng công ty cổ phần dịch vụ tổng hợp dầu khí thông qua hoạt động tuyển mộ, tuyển chọn và đào tạo phát triển
[005] Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam – Techcombank
[006] Quản trị dịch vụ khách hàng tại Công ty khách sạn du lịch Thắng Lợi
[007] Tạo động lực cho người lao động tại công ty Bảo Việt Sơn La
[008] Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty Dệt may Kiên Vị Lay ở CHDCND Lào
[009] Triển khai tính chi phí kinh doanh tại công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng giao thông I Sơn La
[010] Tái cấu trúc bộ máy quản trị ngân hàng thương mại cổ phần kĩ thương Việt Nam
[011] Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ logistics của công ty thương mại và vận tải quốc tế Trường Thành
[012] Một số giải pháp nhằm triển khai hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần nông nghiệp Chiềng Sung
[013] Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
[014] Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới tại công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.
[015] Xây dựng định hướng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần xi măng 12-9
[016] Quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Quân đội
[017] Hoàn thiện các chính sách marketing của Công ty cổ phần Hóa chất Hà Việt
[018] Phát triển dịch vụ giá trị gia tăng của Công ty phần mềm và truyền thông VASC
[019] Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Hợp tác xã Vân Hương
[020] Giải pháp phát triển thị trường dịch vụ thông tin di động 2G của Viettel tại tỉnh Vĩnh Phúc
>>>>Xem chi tiết:
5. Mẫu Slide luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh tham khảo
Link: http://bit.ly/2G9b2jb
Bạn cần hỗ trợ làm luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh, vui lòng liên hệ với Tổng đài luận văn 1080:
- Hotline: 096.999.1080
- Email: luanvan1080@gmail.com
The post Hướng Dẫn Chi Tiết Làm Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh appeared first on Luận văn 1080.
from Luận văn 1080 http://bit.ly/2FUF5vT
via gqrds
No comments:
Post a Comment